LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 234

lòng can trường và lý lẽ đanh thép, người tù kháng chiến đã lột trần bộ mặt
xâm lược và tàn bạo của thực dân Pháp. Họ đã buộc tên đầu sỏ thực dân ở
Đông Dương phải đối thoại và đến khi đuối lý, hắn đã lộ rõ nhân cách thấp
hèn vốn có của bọn thực dân xâm lược.

Tốp diễn viên kịch tù, trừ Lương Văn Thắng đã đứng tuổi, còn lại đều rất

trẻ. Họ mới giác ngộ từ những ngày đầu kháng chiến. Cách mạng tháng
Tám 1945 đã nâng họ từ người nô lệ thành công dân một nước độc lập và
chính họ đã đề cao chính nghĩa cho dân tộc Việt Nam. Họ đã biến sân khấu
nhà tù thành diễn đàn đanh thép tố cáo cuộn chiến tranh xâm lược và tàn
bạo của thực dân Pháp ở Việt Nam trước mặt tên đầu sỏ thực dân cùng
hàng trăm sĩ quan, thủy binh, nhà báo, bất chấp mọi hình phạt.

“Đêm kịch Bolae” đã đặt dấu chấm hết cho đoạn đời cai trị đầy tham

vọng và thủ đoạn của Bruylê. Cay đắng trước thất bại, Bruylê cấm tù nhân
diễn kịch và hát ca, đóng cửa thư viện, bỏ chiếu phim. Y cấm tất cả tù áo
xanh không được ra khỏi trại trong ngày nghỉ, ngày lễ. Y bắt tù áo trắng
buổi tối phải vào ngủ trong Banh I, không còn bộ phận nào được ngủ ngoài
banh như trước nữa. Y thiết lập chế độ cấm cố tại Khám 6, Banh I để giam
riêng những người tù cứng đầu, bất trị.

Ông già Trị vừa mãn hạn xà lim sau cuộc vượt ngục thất bại là một trong

những người đầu tiên vào cấm cố. Đoàn kịch sau một tháng bị phạt xà lim
cũng về Khám 6. Sự có mặt của những người tù vượt ngục và tốp “diễn
viên kịch” đầu tiên trong Khám 6 cấm cố chính là bằng chứng thất bại thảm
hại trong thời cai trị của Bruylê. Đó cũng là hình ảnh của sự bất lực và trả
thù; là bộ mặt thật của chính sách biến nhà tù thành “Trung tâm giáo dục lại
nhân phẩm” như trong phúc trình buổi đầu nhận chức của Bruylê..

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.