vũ khí. Dự đoán họ bị bắt làm con tin – stop. Đã truy tìm lập tức bằng thủy
phi cơ, tàu tuần tiễu, ở biển và trên bộ, không có kết quả - stop. Ký tên:
Bruylê.
Công điện gửi đi vào lúc đoàn tù vượt ngục đã ung dung trên đất liến.
Xuồng của họ cặp vào cửa biển Mỹ Thanh (nay thuộc tỉnh Hậu Giang). Họ
bàn giao vũ khí, chiến lợi phẩm và tù binh cho chính quyền cách mạng. Hai
thầy chú Nguyễn Văn Đang và Nguyễn Văn Ngọc đã được tù nhân giác
ngộ, tích cực nội ứng cho cuộc vượt ngục tình nguyện tham gia vào đội ngũ
kháng chiến. Ngọc sau hy sinh ở chiến trường miền Đông Nam Bộ.
Gác dang Bare bị chính quyền cách mạng kết án tử hình vì có dự phần
vào những tội ác đối với tù nhân trong cuộc đại khủng bố 1940-1945, thảm
sát trên 3.000 người ở Côn Đảo; song những người tù vượt ngục đã xin tha
chết cho y. Bare thật sự cảm động nói với vị đại diện của chính quyền
kháng chiến: “Lẽ ra các ông ấy phải vứt tôi xuống biển mới xứng với tội lỗi
của tôi. Tôi rất biết ơn Cụ Hồ đã giáo dục các chiến sĩ Việt Nam dũng cảm
và nhân đạo”.
Cuộc vượt ngục của tù nhân Sở Lưới lần này gây một tổn thất nặng nề
cho nhà tù: Bruylê đã phải gọi là “tấn bi kịch thảm khốc”. Chiếc canô được
bổ sung giao cho Sở Lưới đã bị một nhóm tù chính trị vượt ngục đoạt mất
cách đó không lâu. Lần này, chiếc xuồng máy vừa mượn của Sở Hải Đăng
và Hoa Tiêu để áp tải ghe đánh cá lại mất trắng. Hàng loạt cuộc vượt ngục
nối. tiếp nhau trong mùa gió chướng này đã sớm kết thúc sự nghiệp coi tù
của Bruylê.