LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 276

Đảng bộ Nhà tù Côn Đảo

Tính đến ngày 31-1-1950, Côn Đảo có 1.392 tù nhân, trong đó có 95

người Khơme, 9 người Lào, 66 người Hoa, 3 người Xiêm (Thái Lan) và 72
tù binh Nhật, trong đó, 1.157 tù nhân người Việt được phân chia theo các
địa phương như sau: 751 người ở miền Nam, 233 ở miền Bắc, 161 ở miền
Trung và 2 ở miền Thượng (dân tộc thiểu số). Những tù nhân quê miền
Trung bị bắt trong các cuộc hành quân, bị đưa thẳng vào Khám Lớn -

Chí Hòa rồi đưa ra Côn Đảo. Số tù nhân quê miền Bắc, trừ 22 chiến sĩ

Đại đội Ký Con bị bắt trong trận đánh đảo Cô Tô (vịnh Bắc Bộ), còn lại
hầu hết là những người đã tham gia chiến đấu và bị bắt ở mặt trận Sài Gòn
- Chợ Lớn và Gia Định rồi đày ra Côn Đảo, sau khi trải qua một thời gian
bị giam ở Khám Lớn - Chí Hòa.

Trong số 1.392 tù nhân lúc đó chỉ có chưa tới hai chục đảng viên, chiếm

một tỷ lệ rất nhỏ (gần 2%). Số đảng viên ít ỏi ấy là hạt nhân đoàn kết góp
phần tích cực trong các hoạt động của tù nhân, gương mẫu, đi đầu trong
đấu tranh, trong vai trò người lãnh đạo, xây dựng tổ chức Liên đoàn tù
nhân...

Theo mô hình tổ chức ở Khám Lớn - Chí Hòa, một số đảng viên ra Côn

Đảo đã liên hệ nhau, hình thành nhóm nghiên cứu mácxít để truyền bá chủ
nghĩa Mác- Lênin và lãnh đạo tù nhân ở các cơ sở. Từ năm 1948 - 1949,
các anh Nguyễn Văn Năm (Năm Mên), Trần Minh, Nguyễn Văn Giỏi, Hai
Nhị (ở Bản Chế), Nghĩa “Cơm cháy” ở Sở Củi, Trương Anh Tuấn ở Chỉ
Tồn, Nguyễn Đình Thâu (khi giảm án tử hình về Khám 6)... là những thành
viên của nhóm nghiên cứu mácxít ở Côn Đảo.

Bên cạnh đó còn nhiều người chưa phải là đảng viên nhưng có trình độ

và uy tín cũng đã tham gia truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin cho các bạn tù
gần gũi. Nhóm thanh niên trí thức ở Khám 6 Banh I do Lê Trung Khá,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.