Vũ Đắc Bằng và một số người có trình độ đã tổ chức dịch một số cuốn
sách như Cộng sản sơ giải. Những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin, Làm
gì?, Ba mươi năm chính quyền Xô viết. Sách dịch xong được chép hoặc in
thành nhiều bản để góp phần phổ biến lý luận Mác-Lênin. Với ý nghĩa đó,
anh em trong nhóm đã hào hứng đặt tên cho công việc của mình là Nhà
xuất bản Hồng Quang.
Dù là đảng viên hay chỉ mới giác ngộ, những người tù kháng chiến vẫn
tràn dầy niềm tin vào cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Đảng cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Họ đã sống, chiến đấu như
những người cộng sản. Chống khủng bố, vạch trần tội ác của bọn thực dân
xâm lược, đề cao chính nghĩa của cuộc kháng chiến, tổ chức và đấu tranh
cùng hàng loạt hoạt động phong phú, sôi nổi trong những ngày thành lập
Liên đoàn tù nhân là bằng chứng về sự giác ngộ và trưởng thành của lớp tù
nhân kháng chiến.
Bước phát triển trong hoạt động và tranh đấu của tù nhân đòi hỏi trình độ
tổ chức và lãnh đạo ngày càng cao hơn, đủ sức ứng phó với những thủ đoạn
ngày càng xảo quyệt của kẻ thù. Nhu cầu bức thiết ấy cùng với những biến
Cố chính trị trong năm 1950 đã dẫn đến sự ra đời Đảng bộ Côn Đảo, bộ
tham mưu chiến đấu của tù nhân Côn Đảo.
Ngày 5-3-1950, những đảng viên trong chuyến lưu đày từ Khám Lớn -
Chí Hòa ra Côn Đảo đã hình thành nhóm nghiên cứu mácxít do Trần Chính
Quyền phụ trách. Hai tháng sau, thực dân Pháp đày 50 tù nhân ở các nhà
lao miền Trung ra Côn Đảo. Giám đốc Laphốt không phân tán tù nhân về
các sở tù mà giam riêng chuyến tù này vào Khám 6 Banh II, phiên chế
thành một kíp lao động khổ sai đập đá ở dưới chân Núi Chúa. Đoàn tù nhân
miền Trung đã làm đơn xin gia nhập Liên đoàn tù nhân và đặt phiên hiệu là
khu Trần Phú.
Đoàn tù miền Trung đã thành lập chi bộ đảng từ nhà lao Huế, gồm 11
đảng viên, lấy tên là Chi bộ Nguyễn Chí Diểu, do Lê Trọng Bộ tức Lê
Doãn Thiết là bí thư, chi ủy có Lê Quang Thuyết, Lê Nam Kim, Hồ Duy
Khoảng, Võ Dự, Lê Trọng Bộ. Chi bộ Nguyễn Chí Diểu đã liên hệ với các