với sự có mặt của sĩ quan liên lạc hai bên. Anh Đỗ hòang Trừ, nguyên là
quyền Bí thư Đảo ủy, được trao trả chuyến 1- 10-1954, được cử làm sĩ quan
liên lạc với quân hàm đại úy ra điều tra tại Côn Đảo.
Từ ngày 8 đến ngày 10-11-1954, Tổ điều tra quốc tế đã làm việc tại Côn
Đảo, trực tiếp gặp gỡ điều tra hơn 600 tù nhân còn lại và tìm được 130 tù
chính trị đang bị giam giữ trái phép.
Sau đợt đấu tranh ấy, thực dân Pháp đã phải trao trả cho ta hai chuyến
nữa tại sân bay Gia Lâm vào tháng 12-1954 (75 người); và tháng 3-1955 là
(55 người). Ở Côn Đảo vẫn còn lại vài chục tù kháng chiến, do Nguyễn
Văn Mẹo là Bí thư chi ủy kiêm Chủ tịch Liên đoàn tù nhân kháng chiến.
Các anh đã củng cố tổ chức và tích cực giúp đỡ anh chị em tù chính trị thời
Mỹ - ngụy, trong buổi đầu chống tố cộng, chống ly khai. Nhiều năm sau
các anh mới mãn hạn, dược trả tự do về vùng tạm chiếm ở Sài Gòn, dưới
chế độ Mỹ - Diệm.
-------------------------
. Sau sự kiện Bến Đầm 12-12-1952, con số tù binh ở Côn Đảo có biến
động lớn. Kể cả số chết trên biển và số bị bắt lại rồi đưa về đất liền là gần
200 người. Năm 1953, có mấy chuyến tù binh bị đày ra đảo, nâng tổng sô
lên 593 người vào lúc trao trả (8-1954).
------------------
. Bản án xâm lược Pháp. Phòng Tuyên huấn Đảo ủy biên soạn tại Côn
Đảo tháng 7-1954. Bản lưu tại Viện Lịch sử Đảng, Ký hiệu C-1G-31, tr l9.
. Phạm Quang Hồng - Tham luận trong cuộc Hội thảo tại Thành phố Hồ
Chí Minh, 3-1991. Hồ sơ lưu trữ tại Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
---------------------
. Hai anh em Ôbênăng đều làm gác ngục ở Côn Đảo.
-------------------