Đấu tranh đòi cải thiện và giải tỏa chế độ biệt lập
Tình hình sức khoẻ của tù nhân khu biệt lập rất bi đát. Chế độ biệt lập
khắc nghiệt trong vòng 2 năm đã giết hại 9 mạng người, 31 người khác bị
ho lao được bác sĩ nhà tù xác nhận
một số người đã bị thổ huyết. Nhiều
người khác bị thương hàn, kiết lỵ, đen chân, xơ cứng Cơ bắp. Hầu hết đều
bị quáng gà, mờ mắt. Trời vừa tối là họ không còn thấy gì, phải quờ quạng
men tường mỗi khi cần di chuyển. Bác sĩ Đờ Rôdie đã nhiều lần bày tỏ sự
lo ngại về tình trạng sức khoẻ của tù nhân khu biệt lập.
Giátty vẫn giữ một thái độ cứng rắn, nhất là sau khi xảy ra vụ bạo động ở
Đầm. Một biến cố tiếp theo đã để lại nhiều tai họa cho khu biệt lập, khi tên
Bổn không chịu được gian khổ, nhảy ra hàng giặc. Bổn tố giác các hoạt
động của tù nhân, chỉ hầm tài liệu, hắn khai cả con đường liên lạc, tiếp tế
giữa khu biệt lập và Nhà bếp qua cửa sổ phía tường sau. Bọn thống trị đã
bố trí phục kích, bắt được anh Lực trong phiên liên lạc chui qua cửa sổ ra
sân sau nhận đồ tiếp tế. Anh Lực phải vào xà lim, mây ô cửa sổ phía sau
các Khám 8-9-10 Banh II đều bị chúng bịt bằng lưới sắt. Sân chơi và giếng
nước cũng bị kiếm soát, không cho các sở ngoài tiếp tế rau xanh. Địch cấm
luôn việc nhận bưu kiện, triệt hết mọi nguồn sống, buộc người tù phải đầu
hàng. Người ốm chúng cũng không cho ăn cháo. Anh em phải nghiền cơm,
trộn nước vào lon, đóng đinh treo lên tường rồi chụm lửa bằng cọng chổi,
giẻ rách để nấu cháo cho bệnh nhân.
Sau khi đã triệt mọi đường tiếp tế, tên Bổn còn bày mưu cho nhà tù
khống chế tù nhân khu biệt lập, làm suy kiệt sức khoẻ bằng cách cho ăn
thật đói. Tình thế ấy đã buộc tù nhân khu biệt lập đi đến một quyết định là
phải đấu tranh một mất một còn với bọn chúa ngục đế cứu lấy mạng sống
của mình. Cuộc đấu tranh được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, đại diện tù nhân đã trực diện đưa đơn yêu cầu Giám đốc nới
rộng chế độ biệt lập, cho ăn uống đầy đủ, cho nhận thư từ, sách báo và