thuốc men tiếp tế, người ốm được ra bệnh xá chữa bệnh, bệnh nặng được
về Sài Gòn điều trị, được tăng giờ ra chơi, được trồng rau cải thiện... Đảo
ủy chỉ đạo bộ phận ở Nhà Thương tích cực tác động để tranh thủ sự ủng hộ
của bác sĩ. Trong lúc đại diện đưa đơn đòi hỏi thì Ban chấp hành chuẩn bị
đầy đủ tinh thần và lực lượng cho giai đoạn 2 là tuyệt thực tranh đấu.
Ban chấp hành khu biệt lập phát động tinh thần quyết tử hy sinh tranh
đấu đến thắng lợi, đồng thời cho phép ai ốm yếu không chịu đựng được thì
cho xin phép ra trước. Một người xin ra, được Ban chấp hành khu đồng ý,
còn trên 200 tù nhân quyết tử đấu tranh. Nguyễn Trí Tuệ và Hoàng Phúc tồ
chức lực lượng an ninh, chuẩn bị vũ khí, lập phương án bảo vệ những
người già yếu khi địch khủng bố và trấn áp những phần tử phản bội nhảy ra
hàng giặc, phá cuộc đấu tranh. Nguyễn Trí Tuệ đã đọc lời hiệu triệu và kỷ
luật cuộc đấu tranh.
Khu biệt lập đã đi những bước cuối cùng của giai đoạn 1 và chuẩn bị
bước vào giai đoạn 2, tuyệt thực tranh đấu thì nhà tù bắt đầu nhượng bộ.
Đầu tiên chúng chấp nhận cho trồng rau trong khu vực sân chơi, cho lãnh
đầy đủ thuốc men gia đình gửi mà lâu nay chúng vẫn giữ, cho Số bệnh
nặng được ra điều trị ở bệnh xá. Thắng lợi này có sự tác động tích cực của
bác sĩ Đờ Rôdie.
Khu biệt lập tổ chức trồng rau. Giờ ra chơi anh em cạy hết gạch đá trong
sân, sàng lấy đất cát vun thành luống. Hạt rau giống do các sở gửi đến và
gia đình gửi ra. Hai kỳ sư nông học Trịnh Văn Hà và Lưu Văn Lê là kỹ
thuật viên tổ chức cho anh em chăm sóc một cách bài bản nên rau rất tốt.
Anh My cũng góp thêm kinh nghiệm làm cho một góc vườn rau tốt hẳn lên.
Giữa năm 1953, chúa ngục bắt đầu giải tỏa khu biệt lập. Chúng chọn ra
khoảng 40 người thuộc đối tượng cầm đầu, đưa vào Khám 5 Banh II giam
giữ với chế độ nới hơn trước. Số còn lại lần lượt cho ra các sở ngoài. Chế
độ biệt lập coi như đã kết thúc sau gần 3 năm đen tối.
Chế độ biệt lập là hình phạt cao nhất trong quy chế nhà tù của thực dân
Pháp. Nếu tính cả khu cấm cố ở Khám 6 Banh I (từ cuối 1948 đến đầu
1951) thì tổng cộng là 6 năm, thực dân Pháp đã áp dụng chế độ cấm cô -