Tích cực công kích địch
Chuyến tù binh ra đảo ngày 30-6-1953 gồm 25 sĩ quan từ cấp đại đội đến
Tư lệnh mặt trận. Đó là nguồn bổ sung lực lượng lãnh đạo cho Đảng bộ nhà
tù Côn Đảo. Đảo ủy đã cử Lê Đình Thụ, Bí thư Banh III và Nguyễn Văn
Nghĩa, Đảo ủy viên ở Banh III liên hệ trao đổi tình hình. Nguyễn Văn Thi
(Khu ủy viên Sài Gòn - Gia Định), Vũ Hồng Vũ (Tỉnh ủy viên Hải Dương),
Vũ Hạnh và Lý Thái Học (Đảng ủy Trung đoàn) giúp Đảo ủy tiến hành
công tác xây dựng Đảng và xây dựng phương hướng đấu tranh mới. Các
anh đã thẳng thắn thảo luận với Đảo ủy, đánh giá rõ tình hình địch ta tại
Côn Đảo, xác định vị trí, nhiệm vụ của những người tù kháng chiến và
chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ mới. Nhiều vấn đề tư tưởng như
quan niệm về tù kháng chiến, về sự lãnh đạo của Đảng trong tù, về các hình
thức đấu tranh trong tù mà trước đây Đảng bộ chưa có điều kiện giải quyết
triệt để, nay cũng được tranh luận sáng tỏ.
Tù binh, tù chiến tranh là vấn đề lớn của mỗi cuộc chiến tranh. Buổi đầu
kháng chiến, gậy tầm vông, vũ khí thô sơ, lựu đạn tự chế tạo của một dân
tộc dám xả thân vì độc lập tự do để chống lại đại bác, xe tăng, máy bay, tàu
chiến của quân viễn chinh thiện chiến; trong tương quan lực lượng như vậy,
không ít người đã bị sa vào tay giặc. Cũng không ít các chiến sĩ hoạt động
trong vùng địch như công an, quân báo, tình báo, trinh sát, tự vệ thành, dân
quân du kích, cán bộ cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng bị giặc cầm tù. Họ đã
kiên cường chịu đựng nhiều cực hình tra tấn; từng trải qua nhiều nhà tù đế
quốc và bị địch thanh lọc đày ra Côn Đảo. Phần lớn, họ là những chiến sĩ
ưu tú của cuộc kháng chiến ở ngay trong nhà tù này.
Nhà tù là một mặt trận, tù nhân là những chiến sĩ đối mặt kẻ thù ngay
trong lòng dịch. Nhiệm vụ của những người cộng sản trong tù là phải tổ
chức tù nhân thành một lực lượng kháng chiến ngay giữa sào huyệt kẻ thù.
Phải liên tục công kích địch, phá hoại cơ sở vật chất của địch, tuyên truyền