Tài liệu thứ 2 mang tính chất thực tiễn là những bệnh trạng chính, tống
kết các căn bệnh phổ biến lúc đó. Mỗi căn bệnh đều nêu rõ hiện tượng, tác
hại, nguyên nhân và cách sửa chữa. Bên cạnh phần lý luận và tổng kết
chung, tài liệu chỉnh huấn còn liên hệ đến thực tiễn của nhà tù Côn Đảo, tập
trung vào một sô vấn đề lớn như:
– Nhà tù và người tù trong chiến tranh là một thực tiễn phổ biến mang
tính quy luật.
– Những âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp đối với tù kháng chiến.
– Vị trí của lực lượng tù nhân trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện
và trường kỳ.
– Tính tổ chức và những nguyên tắc hoạt động của người chiến sĩ cách
mạng trong tù...
Ngày 19-8-1953, trại tù binh (Banh III) khai mạc đợt chỉnh huấn, kết hợp
phát động đợt thi đua lần thứ 2, học tập tài liệu Phục vụ nhân dân. Phần lý
luận được học một tháng, sau đó chuyển sang phản tỉnh, từ 20-9-1953 đến
23-10-1953 thì tổng kết.
Trong những ngày chỉnh huấn, tất cả các công tác thông tin, văn nghệ,
thi đua đều phục vụ cho chỉnh huấn. Ban xã hội toàn trại tích cực cải thiện
sinh hoạt để anh em có sức khỏe học tập. Ngày làm khổ sai đi gọn theo
từng phòng để tiện trong việc mạn đàm. Chi ủy phân công người phụ trách
hướng dẫn học tập, theo dõi thi đua. Buổi trưa các tổ mạn đàm 15 phút ở tổ.
Buổi tối kiểm điểm tổ tâm giao (tô 3 người), sau đó tiếp tục học tập ở từng
toán cho đến 11 giờ đêm mới nghỉ. Tối thứ bảy sơ kết tình hình học tập
trong tuần và xem văn nghệ.
Trước ngày chuyển sang phản tỉnh, trại tù binh tố chức một ngày “căm
thù”. Hôm ấy không ai nói cười. Tất cả các gương mặt đều đăm chiêu nghĩ
về tội ác của thực dân Pháp. Bầu không khí dường như chết lặng. Khi
chuyển sang phản tỉnh thì anh em phát bệnh rất nhiều. Ban xã hội phải nấu
mỗi ngày 8 vạc cháo vì rất ít người ăn được cơm. Nhiều anh em khóc nức
nở trước đồng đội khi nghĩ về những sai lầm, khuyết điểm của mình.