Tối 23-10-1953, trại tù binh tổng kết đợt chỉnh huấn. Các phòng đều làm
lễ, phát phần thưởng cho các chiến sĩ chỉnh huấn, chiến sĩ học tập, chiến sĩ
phản tỉnh và hướng dẫn viên điển hình. Anh em ca hát và biểu diễn các
điệu vũ: Con chim vàng, Vào Đông Khê, Nông lúc vũ, Quân chiến vũ...
Điệu Quân chiến vũ được cải biên từ những bài tập chiến thuật, võ thuật đế
che mắt đích, hợp pháp hóa việc tập quân sự dưới hình thức văn nghệ trong
tù, có động tác “Tiến - Tiến - Tiến”, cầm súng xông lên chĩa thẳng vào mặt
quân thù làm anh em rất thích thú.
Tháng 11 năm 1953, cuộc chỉnh huấn chuyến sang Banh I và Banh II (tù
án). Khi lực lượng tù binh chỉnh huấn thì tù án đã tiến hành thông tin, tuyên
truyền và sắp xếp lại tô chức. Rút kinh nghiệm đợt chỉnh huấn của tù binh,
tù án thực hiện phương pháp học tập theo các bước:
– Tập trung nghe giảng.
– Đào sâu suy nghĩ.
– Mạn đàm ngoại khóa.
– Thảo luận thắc mắc.
– Giải đáp thắc mắc.
Các khám tù khổ sai học trong một tuần. Buổi tối lên lớp thảo luận. Ngày
đi làm thì đào sâu suy nghĩ và mạn đàm với nhau. Khu biệt lập (Khám 8-9-
10, Banh II) có điều kiện học kỹ hơn (cả ngày), thời gian dài hơn (2 tuần).
Những ai đã từng tham gia đợt chỉnh huấn ấy đều xác nhận rằng, trong đời
mình, chưa có lần nào có được tinh thần phê bình và tự phê bình một cách
sâu sắc và chân thành như lần chỉnh huấn chính trị tại Côn Đảo.
Những anh em làm công tác văn nghệ cũng được tham dự một cuộc
chỉnh huấn văn nghệ. Anh em được học tập các vấn đề về lịch sử văn học,
thể loại văn học, phương pháp sáng tác, quan điểm sáng tác. Các nguyên
tắc dân tộc - đại chúng và khoa học của nền văn học mới được quán triệt
sâu sắc. Chuyên đề “lịch sử văn học” đã giới thiệu khái quát nền văn hóa
nước nhà qua các giai đoạn phát triển từ văn hóa phong kiến đến trào lưu
văn học lãng mạn rồi văn học hiện thực cách mạng. Chuyên đề “thể loại