LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 346

– Không được bắt làm khổ sai nặng nhọc.
– Không được cùm xiềng đánh đập, phạt xà lim.

– Bỏ quần áo tù, phát quần áo nhà binh.
– Được nhận hàng tiếp tê một cách đầy đủ, gồm cả sách báo, giấy bút,

thuốc chữa bệnh...

– Cung cấp thông tin, báo chí theo yêu cầu.

– Người ốm phải được chữa bệnh, bệnh nặng phải đưa về Sài Gòn chữa,

người già yếu quá tuổi, người mang bệnh thần kinh, bệnh truyền nhiễm,
thương tật nặng phải được phóng thích.

– Người tù tự quản trong trại, người Pháp chỉ ở ngoài trại, khi cần phải đi

làm khổ sai việc gì, thì đại diện tù nhân tự phân bổ.

Đảo ủy chỉ đạo giới hạn cuộc đấu tranh trong phạm vi Trại tù binh nhằm

khảo sát thực tế kết quả xây dựng lực lượng của ta và thảm dò phản ứng
của địch. Yêu sách đòi xóa bỏ chế độ tù án, chuyến tất cả thành tù chiến
tranh (prisonier de guerre) là nấc thang cao nhất trong việc thăm dò phản
ứng của địch.

Trong thời gian tù binh đấu tranh thì tù án tiếp tục chỉnh huấn, củng cố tổ

chức, xây dựng lực lượng, làm tốt công tác binh vận, địch vận, giữ vừng
thông tin liên lạc, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh. Hình thức đấu tranh là đưa yêu
sách đòi thực hiện chế độ tù binh theo Công ước quốc tế. Nếu không giải
quyết yêu sách thì đình công, không một ai đi làm. Khối tù binh tổ chức
học thuộc nội dung Công ước Giơnevơ 1949 về chế độ tù binh từ điều 21
đến 25 đế đấu lý với địch.

Ngày 3-11-1953, đại diện tù nhân đưa yêu sách đấu tranh. Các khám đều

tuyên bố đình công không đi làm. Địch đối phó bằng cách không làm thì
không cho ăn. Giám đốc Blăng 1 báo động toàn trại lính, cho bố phòng chặt
chẽ tại Banh III và cho lính vào cướp hết tư trang, lương thực dự trữ của tù
nhân, lục tìm vũ khí. Tù nhân hò la phản đối và kêu gọi binh lính người Phi
giữ thái độ trung lập, không đàn áp tù nhân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.