mức độ. Đảo ủy tiếp tục phát động tinh thần tranh đấu từ thấp đến cao, với
các yêu sách nhỏ đến lớn.
Các sở tù án cũng tích cực đấu tranh chống khổ sai. Hình thức đấu tranh
được vận dụng linh hoạt. Tùy tình hình, chọn hình thức đấu tranh cho phù
hợp. Có khi trực diện yêu sách, có khi đưa đơn, kiến nghị tập thể; địch
không giải quyết thì có thế đình công tuyệt thực. Hình thức phổ biến lần
này là lãn công phá hoại.
Thực hiện chỉ thị của Đảo ủy, tù nhân Sở Lưới đã phá hỏng chiếc xà lan
gỗ. Phương tiện vận chuyển vào Cầu Tàu chỉ còn một chiếc sà lan sắt,
trọng tải 40 tấn. Nhiều thuyền trưởng chở hàng ra đảo đã phàn nàn là việc
bốc dỡ quá chậm. Giám đốc nhà tù phải gửi công vần để xin thêm 2 chiếc
sà lan sắt.
Sở Củi và Sở Lò Vôi cũng liên tục đấu tranh đòi hạ mức khổ sai, lãn
công phá hoại làm cho vôi ra lò ít, không đủ cung cấp cho việc xây dựng.
Gỗ làm nhà tù phải chở từ đất liền ra, vì gỗ ở Côn Đảo không đủ quy cách.
Sẵn gỗ, kíp thợ mộc cắt vụn ra đóng đồ cho xếp banh, đội, quản... theo yêu
cầu của chúng. Kíp Chỉ Tồn don hàng thì làm rơi, làm vỡ, quăng cả xi
măng, gạch, ngói xuống biển.
Phá hoại cơ sở vật chất, làm suy yếu bộ máy, phương tiện chiến tranh
của địch bao giờ cũng là tư tưởng thường trực của những người kháng
chiến. Năm 1951, kíp tù binh tu sửa Banh III đã đập vỡ ngói, cắt vụn gỗ
làm tổn hao nhiều vật liệu và trì trệ việc tu sửa. Kíp làm đường ở Đầm thì
để nước lũ cuốn trôi chiếc cầu trên đường ra Đầm bằng cách đổ một lớp
móng cầu bằng toàn cát và sỏi.
Đầu năm 1953, trong một báo cáo gửi Thống đốc Nam Kỳ, chúa đảo đã
báo động về tình trạng nhà cửa ở Côn Đảo: “Tất cả đều trong tình trạng hư
hỏng (...) Nếu con số phạm nhân phải giam giữ tại Côn Đáo vượt qua 2.100
thì phải xây dựng lại Banh 111 và trừ bức tường ngoài còn dùng được, còn
thì phải xây dựng mới hoàn toàn (...). Nếu như Banh III ấy được xây dựng
lại thì địa điểm phải dời sang chỗ khác. Nhà banh này trước kia được xây
dựng tại một nơi. không đủ điều kiện vệ sinh; trong mùa mưa, từ tháng 5