Ngày 8-11-1953, địch chuyển tất cả sĩ quan khám 8. Tổng đại diện Trại
tù binh tên là Nam bị bắt, Nam không chịu được đòn, nhảy ra hàng giặc,
chỉ cho chúng khi hầm bí mật ở bếp banh III, lấy đi 4 thùng tài liệu. Trong
tình hình đó, Đảo ủy chỉ định Hoàng Văn Bảo làm tổng đại diện 2, duy trì
cuộc đâu tranh đến thắng lợi.
Ngày hôm sau, trại tù binh tiếp tục đưa yêu sách như một tối hậu thư.
Đại diện tù nhân tuyên bố, nếu nhà tù không giải quyết, họ sè gửi kiến nghị
đến ông Đuyarăng (Durand) đại diện hội Hồng thập tự quốc tế. Giám đốc
nhà tù trả lời bằng cách đưa 2 trung đội lính Âu - Phi vào đàn áp, bắt trên
80 tù nhân trung kiên do tên Nam tố giác đưa sang khu biệt lập Banh III mà
tù nhân quen gọi là Chuồng Cọp Pháp, nơi có xà lim xây bằng đá, tường
dày, mái cao, trên có dàn song sắt và hành lang cho lính đi tuần. Đây là lớp
tù nhân đầu tiên bị giam ở Chuồng Cọp này.
Bị biệt giam, ngăn cách và không chế, thông tin liên lạc bị ách tắc, cuộc
đấu tranh coi như kết thúc. Trong khi đó, chúa đảo nhận được chỉ thị từ Sài
Gòn hướng dẫn việc giải quyết yêu sách đấu tranh. Tù binh được ăn thịt
lợn, mỗi tuần 2 lần, được đọc thường xuyên một số tờ báo như Paris Match,
Caravelle, Thần Chung; được nhận đồ tiếp tế; được cấp quần áo nhà binh;
được cung cấp gạo trắng, bắp cải, rau xanh từ Sài Gòn chở ra; được khám
bệnh và chữa bệnh; những người bị bệnh nặng được đưa về Sài Gòn chữa;
thương bệnh binh nặng được trả tự do.
-----------------
1. Thiếu tá Aloise Blanck nhận Giám đốc thay Giátty từ mùa hè 1953.
2. Nam nguyên là cán bộ tuyên truyền tỉnh Bắc Giang, lảm Tổng đại diện
từ mùa hè 1953. Hoàng Văn Báo (Bạch) làm Tống đại diện trại tù binh một
thời gian ngắn; sau đó là anh Dương Công Bình, rồi đến anh Phụng (Kim
Tân). Anh Vũ Hạnh là đại diện tranh đấu của Đảo ủy khi cần thiết. Ở khối
tù án, anh Trịnh Vàn Hà vẫn là đại diện.
Kiểm điểm lại một tuần lễ đình công tranh đấu, Đảo ủy nhận định tinh
thần và lực lượng tù nhân đã mạnh mẽ hơn trước. Địch phản ứng nhưng có