LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 176

của Đảng ủy, nhưng có một số đồng chí trẻ ở Banh III cứ yêu cầu bạo động
cướp chính quyền, nhất là khi nghe tin bọn Pháp đã nhảy dù xuống nhiều
nơi ở Đông Dương thì anh em càng thôi thúc đòi giành chính quyền ngay
và tổ chức vượt biển về đánh Pháp.

Đảng ủy cứ người giải thích cho anh em Banh III rằng cách mạng trong

nước đã thành công, nhất định Đảng và Chính phủ sẽ đưa tàu ra đón tù
chính trị; mỗi một đảng viên còn sống đến hôm nay đều là vốn quý của
Đảng mà Đảng bộ Côn Đảo có trách nhiệm phải bảo vệ bằng được, vì vậy
cần tránh nôn nóng để khỏi đổ máu vô ích. Ý kiến của Đảng ủy được chấp
hành một cách nghiêm túc, nhưng một số đồng chí vẫn ấm ức đến ứa nước
mắt.

Thực hiện chủ trương giành chính quyền bằng phương pháp hòa bình,

Trung tâm lãnh đạo đã cử một đoàn đại biểu đến gặp Quản đốc Lê Văn Trà
yêu cầu:

– Mở cửa trại giam suốt đêm ngày. Tù nhân được tự do đi lại.
– Bãi bỏ hết sự kiểm soát của ma tà.

– Trao trả chính quyền trên đảo cho tù chính trị vì chính quyền trong đất

đã về tay Việt Minh.

Lấy lý do là chưa có lệnh của Chính phủ, Trà không chịu bàn giao chính

quyền. Tuy nhiên trước áp lực của tù chính trị, hắn buộc phải đồng ý cho tù
nhân tự do đi lại ban ngày, ban đêm vẫn phải vào khám, khóa cửa lại; đồng
ý tổ chức chính quyền liên hiệp trên đảo, có sự tham gia của tù chính trị;
đồng ý tổ chức sửa chữa vô tuyến điện, sưa rađiô để nghe tin tức; sửa canh
để đưa đoàn đại biểu về đất liền xin ý kiến của Chính phủ.

Sau mấy phiên họp bàn giữa Quản đốc Lê Văn Trà và đại diện tù chính

trị, việc cử đại biểu tham gia bầu cử chính quyền liên hiệp được ấn định
một cách rất chênh lệch: Quản đốc là một đại biểu; công chức 3 người một
đại biểu; giám thị 5 người một đại biểu; còn tù chính trị thì 50 người một
đại biểu; tù thường không được tham gia.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.