LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 188

Tự do và thử thách

Sau khi đưa toàn bộ tù chính trị và tù thường phạm đã giác ngộ về tham

gia kháng chiến, kể cả những người quốc tịch Lào, Khơme, Thái Lan, và
Trung Quốc, đặc phái viên của Chính phủ, Đảo ủy đã sắp xếp cho gần một
ngàn tù thường phạm ở lại được sinh hoạt tự do, dưới sự quản lý hành
chính của Lê Văn Trà.

Bên cạnh đó, có Hội đồng tù nhân giống như hình thức chính quyền liên

hiệp trước đó, nhưng có khác một điểm căn bản là hội đồng này gồm toàn
tù thường phạm. Bộ máy hành chính ở đảo được giữ lại những cơ quan cần
thiết, và được tổ chức lại theo mô hình của một chính quyền Việt Minh.
Các đoàn thể Thanh mến cứu quốc Phụ nữ cứu quốc, Thiếu nhi cứu quốc
vẫn được duy trì. Cờ đỏ sao vàng được treo trên các trụ sở và cơ quan.

Những người tù thường phạm ở lại đều được tự do, được đi lại tìm kiếm

công việc làm ăn như mọi công dân khác. Một số tù nhân có tay nghề và
sức khoẻ được chọn vào kíp đánh cá ở Sở Lưới và phục vụ tại Nhà Đèn,
còn phần lớn thì làm ruộng làm rẫy để giải quyết lương thực, thực phẩm.
Những người trước đây quen ở Sở rẫy nào thường tìm về sở cũ để trồng tỉa.
Họ hưởng một phần lớn hoa màu và đóng góp một phần hoa lợi vào việc
duy trì bộ máy hành chính.

Số gác ngục quốc tịch Pháp còn ở đảo và số thủy thủ người đáo

Madagascar bị đắm tàu được tập trung tại Banh III. Trường tiểu học vẫn
mở cửa. Con em của các công chức và gác ngục tới trường khai giảng một
năm học mới, nhưng chương trình chưa có gì thay đổi. Các công chức vẫn
tới nhiệm sở. Một số tư thương ở đất liền theo thuyền đánh cá đem hàng ra
đảo buôn bán.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.