Sơn Vương - Trương Văn Thoại có ít nhiều uy tín trong đám công chức
và trong giới tù. Bề ngoài Sơn Vương mềm mỏng, cởi mở, nhưng khi cần
có thể thi thố những thủ đoạn “kinh thiên động địa”, làm cho các phe chống
đối cũng phái nể sợ. Buổi đầu nắm quyền, Sơn Vương được dư luận xem là
người sốt sắng với bổn phận, tỏ ra thật sự quan tâm đến công việc chung.
Sau buổi lễ ra mắt của ủy ban hành chính Côn Đảo Sơn Vương tổ chức đợt
lao động gặt lúa tập thể. Chỉ trong mấy ngày, các ruộng lúa trên cánh đồng
phía tây Côn Đảo đã được gặt xong. Thóc lúa sau khi phơi khô được
chuyển vào các kho của đảo. Đám công chức, giám thị xưa chỉ quen việc
quản tù, nay cũng phải lao động thật sự. Các thành viên trong ủy ban cũng
tham gia lao động với mọi người.
Ủy ban cải tiến một số quy định trong việc đánh bắt và phân phối cá để
khuyến khích sản xuất. Theo quy định mới, Sở Lưới tổ chức đánh cá theo
kiểu kinh doanh tư nhân, buổi đầu có hoạch toán. Cá đem bán chứ không
phân phối như trước. Tiền bán cá một phần do Sở Lưới quản lý để mua sắm
ngư cụ, một phần chia cho người đánh bắt. Biện pháp này làm cho nhân
viên Sở Lưới phấn khởi, sản lượng cá tăng lên đáng kể.
Tình hình vệ sinh trên đảo cũng có tiến bộ. Uy ban quy định mỗi nhà
phải có thùng rác và tự làm vệ sinh khu vực công cộng trước nhà. Xe của
Sở Vệ sinh sẽ đến thu rác vào những giờ nhất định. Mỗi gia đình tự thanh
toán tiền cho nhân viên Sở Vệ sinh. Khu vực nào bẩn hoặc có rác đổ bừa
bãi thì những nhà gần đó đều phải liên đới chịu trách nhiệm. Những quy
định đó tuy có vẻ khắt khe nhưng đem lại hiệu lực là sạch đẹp thị trấn.
Ủy ban khuyến khích tư nhân mở cửa hàng buôn bán; khuyến khích
những tư thương trong đất liền đem hàng ra đảo, đồng thời có biện pháp
ngăn cấm việc đầu cơ tích trữ và tự tiện nâng giá hàng. Để khắc phục tình
trạng khan hiếm thuốc chữa bệnh, một lương y đã được mời ra thành lập
Ban thuốc Nam để tìm kiếm dược liệu và trị bệnh cho dân.
Sau nạn thiếu lương thực, thực phẩm thì nạn khan hiếm vải mặc cũng là
một mối lo lắng của người dân đảo Hội phụ nữ đã tận dụng số vải vụn
trong kho, may thành quần áo cộc để phát cho những người không đủ vải