Bruylê cho phép các tù nhân có tiền ký gửi ở phòng lục sự kế toán được
rút dần dể mua hàng, mỗi tháng không quá 30 đồng. Đối với kíp tù sản xuất
đồ mỹ nghệ bằng đồi mồi, sò ốc, sừng và gỗ quý, y cho phép chủ sở trích
lại một phần sản phẩm làm phần thưởng để kích thích lao động. Y cho mở
cửa thơ viện và phòng đọc báo, cử 2 tù nhân là Lương Văn Thắng và họa sĩ
Nam Hải trông coi. Thư viện và phòng đọc dành cho viên chức nhà tù
nhưng cho phép tù nhân đến đọc trong ngày nghỉ. Bruylê còn tổ chức chiếu
phim, cho phép một số tù nhân “có hạnh kiểm tốt” được đi xem và sửa sang
lại sân khấu, cho phép tù nhân diễn kịch; xin thêm dụng cụ thể thao để giải
trí, sứ dụng nhiều tù nhân có văn hoá làm thơ ký, bồi bếp và làm việc ở các
sở ngoài. Một số tù nhân được giao nhiệm vụ tập hợp tư liệu ở thư viện và
lưu trữ của nhà tù để giúp Bruylê viết một cuốn sách về Côn Đảo. Chỉ trong
vòng mấy tháng, cuốn Poul Condore (Côn Đảo) đã hoàn thành và đưa in tại
nhà in T.F.E.O ở Sài Gòn (12-1947).
Vừa sử dụng các biện pháp mị dân để bóc lột khổ sai, Bruylê đồng thời
siết lại kỷ luật của nhà tù. Ngay trong tháng đầu nhận chức, y đã phạt xiềng
và xà lim 30 tù nhân. Xiềng và xà lim là 2 hình phạt phổ biến trong hơn 2
năm đương nhiệm của y. Giờ đi làm khổ sai, hàng chục tù nhân bị phạt kéo
lê xiềng trên những con đường đá lổm nhổm. Tiếng kim khí va vào đá nghe
đến rợn người. Bụi cuốn lên từng đám.
Được tận mắt nhìn cảnh tượng rùng rợn ấy trong chuyến đi công cán tại
Côn Đảo, Bộ trưởng Bộ hành động xã hội và bình dân đã đề nghị bãi bỏ
hình phạt xiềng tay chân, “bởi vì nó là một hình phạt chà đạp lên nhân
phẩm và vô hiệu”1.
Bruylê còn có ý đồ khôi phục lại Hầm xay lúa, một nhục hình khổ sai
đày ải tù nhân tàn bạo như thời trung cổ. Y giao cho chủ sở Bản Chế thiết
kế và tìm thợ đóng cối. Kíp thợ mộc đã từ chối, viện cớ là không biết đóng.
Họ chẳng dại gì tiếp tay để bọn chúa ngục lập lại hình phạt rùng rợn có một
không hai ở nhà tù này.
---------------------