LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 217

Bruylê cho sửa sang lại nhà giam Sở Muối để thay thế cho nhà giam Sở

rẫy An Hải sắp sụp đổ; tăng thêm nhân công cho sở Bản Chế để đóng một
chiếc xà lan gỗ trọng tải 40 tấn phục vụ việc chuyển hàng từ tàu lớn vào bờ.
Một kíp tù nhân khác được huy động khai thác các loại ốc xà cừ để thu lợi
theo hợp đồng bán 5.000 kg sản phẩm cho chi nhánh xuất nhập khẩu Sài
Gòn.

Cuối năm 1947, tù nhân ở Khám Lớn Sài Gòn liên tục đấu tranh đòi xoá

án tử hình, đòi cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho tù nhân và tổ chức
2 cuộc vượt ngục bằng cách dỡ mái ngói và chui qua đường cống ngầm.

Ngày 2-12-1947, Cao ủy Pháp đã quyết định chuyển đến Côn Đảo một

số lượng lớn tù nhân để giảm bớt mật độ và tình trạng căng thẳng ở Khám
Lớn. Cuối tháng 12-1947, Ba tê (Battet) Tư lệnh hải quân Pháp ở Viễn
Đông đã ra lệnh cho tất cả các tàu chiến hoạt động trên vùng biển tham gia
vận chuyển, tiếp tế theo yêu cầu của Côn Đảo.

Những ngày đầu năm 1948, mấy chuyến tàu kế tiếp nhau chở hằng trăm

tù nhân từ Khám Lớn ra Côn Đảo, trong đó có 63 tù nhân án tử hình và 69
tội phạm Nhật Bản. Tù binh Nhật bị giam riêng ở khu vực Banh III, có lúc
lên tới 89 tên (31-8-1948). Họ cũng phải làm khổ sai và được đối xử đỡ
khắc nghiệt hơn tù án. Viên bác sĩ quân y Nhật Sa tô được điều ra phục vụ
tại Nhà Thương. Có tên được về Nhà Đèn trông coi máy móc để hạn chế sự
phá hoại của tù kháng chiến.

Một sĩ quan Nhật được tin cậy giao cho trông coi chiếc canô của nhà tù.

Chúa đảo Bruylê trong các báo cáo gửi Thống đốc Nam kỳ đã khen ngợi tù
binh Nhật về tinh thần tuân thủ kỷ luật và chịu khó nhọc trong lao động khổ
sai. Vài tù binh Nhật đã bị tai nạn chết thê thảm. Trại Nhật lặng lẽ cắt cử
người đi chôn. Họ âm thầm chịu đựng và nén chặt nỗi đau trong lòng. Họ
yên phận và dễ bảo dưới sự sai khiến của gacdang Pháp mà mới 2 năm
trước đó, còn xun xoe với lính Nhật trên hòn đảo này.

Có thêm lao động khổ sai, nhà tù lại gặp thêm nhiều khó khăn mới. Bộ

máy cai trị còn quá yếu. Theo báo cáo của nhà tù, tháng 3 năm 1948 để cai
quản hơn 1.000 tù nhân, chỉ có 34 giám thị Pháp, 22 gác ngục người Việt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.