LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 216

1. Báo cáo số 2589/1VIL/DAA ngày 5-8-1947 của Tổng nha hành

chánh. Hồ sơ của Trung tâm Lưu trữ Nhà nước II.

Nhà tù Côn Đảo lúc ấy đang khủng hoảng trầm trọng về nhân lực. Tính

đến ngày 31-5-1947, nhà tù chỉ còn 606 tù nhân (phúc trình tháng 5-1947
số 1033-P). 44 tù nhân thuộc đối tượng nguy hiểm không được ra khỏi trại;
26 tù nhân được chọn vào Sở Rờsẹc (truy tìm ít trốn); 29 tù nhân làm thư
ký các loại; 95 người làm bồi bếp và lao động khổ sai. Mỗi sở tù khổ sai
trước năm 1945 có hằng trăm lao động, nay chỉ còn đủ nhân lực tập trung
vào một vài sở thiết yếu, mỗi sở vài chục người.

Theo phúc trình tháng 5-1947:
– Sở rẫy An Hải: 71 tù nhân
– Sở Bản Chế: 51 tù nhân Sở Củi: 47 tù nhân Sở Vệ Sinh: 27 tù nhân ‘

– Sở Chăn Nuôi: 25 tù nhân
– Sở Lưới: 21 tù nhân
Các sở khác chỉ có dăm ba người tù. Tình trạng thiếu nhân lực đã ảnh

hưởng đến mọi hoạt động cửa nhà tù. 44 tù nhân mãn án được đưa về Sài
Gòn ngày 10 5-1947 và tiếp theo một danh sách gần 50 tù nhân chuẩn bị
rời đảo đã được Bruylê coi là “khủng hoảng trầm trọng”, “ảnh hưởng xấu
đến tình trạng nhà tù”.. Y khẩn khoản yêu cầu: “Phải tăng con số phạm
nhân lên rất nhiều... Khẩn thiết gửi ngay cho chúng tôi một đợt phạm nhân
khá đông, như vậy vừa có thể giảm bớt được kinh phí chung, vừa nâng cao
được năng suất lao động”.

Bọn thực dân đầu sỏ không để Bruylê phải nhắc nhiều. Côn Đảo là một

nhà tù lý tưởng ở xứ Đông Dương, dành riêng cho những người tù nguy
hiểm. ở đó, người tù hoàn toàn bị cô lập khỏi xã hội và phong trào cách
mạng. Lao động khổ sai và kỷ luật của nhà tù sẽ đày ải họ chết dần chết
mòn về thể xác và tinh thần. Chuyến tù thứ 3 đày ải gần 400 tù nhân từ
Khám Lớn Sài Gòn ra Côn Đảo ngày 6-8-1947 đã nâng số tù Côn Đảo lên
960 người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.