LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 227

Mỗi mùa gió chướng, bọn gác ngục lại tăng cường các biện pháp chống

vượt ngục. Ngoài bộ máy gác ngục Pháp, Việt giám sát chặt chẽ hàng ngày,
nhà tù còn tổ chức một mạng lưới tù gian làm tay sai, ở lẫn lộn trong từng
kíp tù để rình mò, phát hiện. ở mỗi bãi biển, Sở Rờsẹc bố trí hai nhân viên
truy tầm tù trốn. Bọn này đã thông thạo từng loại gỗ nổi có thể đóng bè,
từng vạt mây có thể làm thuyền, những địa điểm mà tù nhân trường kết bè,
hạ thủy, phát hiện các âm mưu vượt ngục của tù nhân. Nhiều tù nhân bị
phạt xiềng, phạt xà lim và đưa về những sở khổ sai nặng nhọc.

Vượt ngục là cuộc chạy đua giữa tính mạng với tử thần. Nhưng không có

hiểm nguy nào ngăn được ý chí vượt ngục của người tù, cho dù chết chìm
dưới biển khơi hay vỡ thuyền, bị bắt lại. Xà lim, xiềng xích, kỷ luật của nhà
tù chỉ nung nấu thêm khát vọng vượt ngục của họ mà thôi.

Chuyến vượt ngục thành công sớm nhất của tù chính trị thời kỳ này là

chuyến của hai anh Diễn và Phong. Hai anh đã cập bến an toàn vào vùng
biển Bạc Liêu và ở lại công tác ngay tại Tỉnh đội Bạc Liêu. Chuyến thứ hai
do anh Nguyễn Ngọc Luật tổ chức vượt biển bằng thuyền ván. Nguyễn
Ngọc Luật bị đày ra Côn Đảo ngày 5-8-1947, lọt được vào Sở Rờsẹc, canh
bãi ông Đụng. Anh đã liên hệ với Tuấn, Dưỡng ở Sở Củi, móc nối được
Khánh và Thương là dân đánh cá vùng Gò Quào (Rạch Giá). Các anh đã
tháo được mấy tấm cánh cửa gỗ ở một căn nhà bỏ không phía Sở Tiêu và
đóng thuyền ở bãi ông Đụng, ngay tại khu vực Nguyễn Ngọc Luật kiểm
soát. Chập tối 15-11-1947 thuyền hạ thủy. Chiếc thuyền gỗ nhỏ đưa 5 chiến
sĩ cách mạng về vùng biển Rạch Giá sau 3 ngày đêm vượt biển.

Chỉ ít ngày sau, Ba Rùm đã cùng 4 tù nhân sở Bản Chế cướp ghe vượt

ngục ngay tại Cầu Tàu. Ba Rùm là cựu tù thường phạm ở đảo. Tháng 8-
1945, anh được tù chính trì giải phóng đưa về đất liền rồi tham gia kháng
chiến, bị bắt lại đầu năm 1946. Ra Côn Đảo lần thứ 2, anh đã tìm cách xin
về Bản Chế và nuôi chí vượt đảo. Mùa gió chướng năm ấy, một chiếc ghe
câu ở Cấp (Vũng Tàu) trôi dạt vào Côn Đảo. Ba ngơ dân được gửi theo tàu
của hải quân Pháp về trả cho chính quyền dịa phương, còn chiếc ghe tam
bản chúng giao cho Sở Lưới. Rạng sáng một ngày cuối tháng 11-1947, Ba

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.