tuyên huấn còn phụ trách tờ Dời Sống Mới nhằm phục vụ công tác tuyên
truyền và cổ động phong trào “đời sống mới” trên Côn Đảo. Các anh
Trương Anh Tuấn, Trịnh Xuân Hà vừa là người lãnh đạo vừa là chủ bút và
là người viết bài chính; họa sĩ Nam Hải trình bày; Trần Quốc Phiên thư ký
tòa soạn; Lê Tam, Hoàng Phúc, Đỗ Văn Đích, Vũ Ngọc Toàn là những
cộng sự đắc lực trong việc biên tập, chế bản, in ấn phát hành.
Hội văn nghệ tập hợp hợp những anh em văn nghệ sĩ trong tù, động viên
hướng dẫn phong trào sáng tác. Công tác báo chí, văn hóa, văn nghệ tập
trung vào nhiệm vụ xây dựng khối đoàn kết tù nhân. Báo tường và kịch
ngắn là loại hình chủ yếu mà phổ biến là kịch “cương”1. Kịch “cương” đáp
ứng được hoàn cảnh trong tù, sáng tác nhanh, biểu diễn nhanh, phản ánh
một cách trực tiếp sinh hoạt tù nhân, cổ vũ tình đoàn kết chiến đấu đả kích
bọn thống trị.
---------------------
1. Không có kịch bản, mà định ra nội dung tư tưởng, phân vai rồi tự
“cương” lên mà diễn.
Ngoài kịch cương còn có kịch thơ và thơ là những món ăn tinh thần được
anh em say sưa sáng tác và thưởng thức. Anh Lý Tiến Vinh là một diễn
viên hài kịch nổi tiếng ở sân khấu Bản Chế với câu xưng danh muôn thuở:
“Tôi sinh ra vào năm cáttó, (quattorze).... Mỗi lần anh xuất hiện là anh em
được những trận cười thoải mái, xua tan không khí ảm đạm, đen tối của nhà
tù. Anh đã từng bị chủ sở đánh bể đầu vì diễn kịch châm biếm chúng.
Tờ báo Văn Nghệ là tiếng nói của Hội Văn nghệ tù nhân. Các anh Phan
Văn Đại, Nguyễn Kim Diễn, Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Thanh Nhơn, Lê
Đăng Tam, Đỗ Văn Đích, Phướn Đồng Mạ, Lý Tiến Vinh, Nguyễn Sáng,
Vũ Đắc Bằng, Nguyễn Văn Mẹo, Hoàng Phúc... vừa là các chiến sĩ đi đầu
trên mặt trận văn hóa, văn nghệ báo chí trong tù, vừa là những người lãnh
đạo của Ban chấp hành tù nhân các khu, phụ trách các tờ báo ở các khu.
Báo chí là công cụ cổ vũ tích cực cho sáng tác. Hàng trăm bài thơ đã được
đăng rải rác trên các báo, với những cây bút thân thuộc của tù nhân Côn