Đảo như Song Việt, Văn Quý, Tô Lịch, Đồng Mạ, Lê Đình, Sóng đồng,
Văn Lân, Kim Diệu Lý…
Báo tường các khu có từ tờ: Cởi áo Giang Hồ của tù thường phạm; Bạn
Tù của Khám tử hình; Đoàn Kết của Sở rẫy An Hải; Tiến Lên của kíp Lò
Vôi; Xây Dựng của kíp Thợ Hồ; Thắng Lợi của Sở Củi; Tiền Phong của Sở
Chỉ Tồn... Riêng khu Bản Chế, ngoài tờ báo Lao Động, còn có tập san
Công Nhân ra hàng tháng. Báo thường được chép tay trên 2 trang giấy học
trò. Tập san (tạp chí) từ 4 đến 8 trang được in bột thành nhiều bản. Báo
được chuyền tay nhau xem, được đọc trên đài phát thanh của các khu trong
buổi tối.
Tờ Bạn Tù của Khám tử hình có nhiều bài viết sắc sảo và cảm đóng,
được tù nhân trân trọng. Tờ Cởi áo Giang Hồ trước đây xuất bản ở Khám
Lớn (Sài Gòn) là tiếng nói của tù tư pháp, nay tái xuất bản ở Côn Đảo do
Tư Ba Đào chủ trì, với sự cộng tác đắc lực của các anh Phan Văn Đại,
Nguyễn Văn Mẹo.
Tờ báo có xu hướng giải thích quá khứ giang hồ bắt nguồn từ sự nghèo
đói, bất công, bế tắc của con người trong xã hội thực dân, phong kiến?
đồng thời khơi lên những đức tính đáng quý của một số người trong giới
giang hồ là trọng nhân nghĩa thủy chung, có khát vọng được sống trong
một xã hội công bằng, bác ái, từ dó cắt nghĩa việc thức tỉnh ý thức dân tộc
của những người tù tư pháp, theo gương các “Anh Lớn” Ba Dương, Tám
Mạnh đi kháng chiến... kêu gọi các bạn tù tư pháp biểu quyết cởi bỏ tấm áo
giang hồ để đi theo kháng chiến, ủng hộ Liên đoàn.
Âm nhạc cũng nở rộ và được “mùa”. Nguyễn Sáng có nhiều thành công
trong sáng tác và đóng góp tích cực cho phong trào. Các ca khúc Ngày giải
phóng, Mộng thoát ly, Học nhạc, Tình không biên giới, Mùa gió chướng,
Ma Thiên Lãnh... của anh và đồng nghiệp đã đi vào tâm hồn của người tù,
trở thành máu thịt của họ, gây niềm lạc quan thôi thúc họ tranh đấu với kẻ
thù.
Với lòng say mê âm nhạc, tù nhân nhiều khu còn chế tạo ra đàn, nhị
trang bị cho các ban nhạc. Các anh Châu Nháy (tức Trần Minh Thân) ở