Lớp đảng viên tháng Tám hầu hết là những người hoạt động tích cực
trong Liên đoàn tù nhân Côn Đảo ở các cấp, trong đó các anh: Trịnh Xuân
Hà, Nguyễn Văn Thìn, Nguyễn Văn Khang, Vũ Ngọc Toàn, Đặng Nguyên,
Lê Ngọc Hương, Lê Tấn Vinh, Ngô Đăng Đức, Trần Văn Đĩnh, Lâm Thái
Côn, Trần Văn Hai, Lê Thúc Bính, Nguyễn Văn Trường, Trần Văn Bảy, Lê
Hoàng Yến, Võ Tuyền... Các anh Phạm Xuân Thụ, Nguyễn Duy, Đinh Văn
Dần, Vũ Ngọc Chung, Lê Đăng Tam không đủ điều kiện trong đợt củ tập
tháng 7-1950 cũng được kết nạp lại và công nhận chính thức trong dịp này.
Trong tháng 9 và tháng 10-1950, Đảng bộ tiếp tục kết nạp thêm một số
cán bộ có thành tích trong Ban chấp hành Liên đoàn tù nhân ở các khu,
trong đó có Tạ Văn Hồng, Nguyễn Trí Tuệ, Nguyễn Văn Tùng, Trần Việt
Xuân... Lớp đảng viên mới vừa góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ của
chi bộ, vừa trực tiếp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Liên đoàn tù
nhân.
Đầu mối liên lạc và ấn loát của Đảng bộ ở Nhà Thương do Nguyễn Văn
Khang và Trần Minh đảm nhiệm. Văn phòng của Bí thư Đảng bộ đặt tại
Khám 6 Banh II, Võ Nguyên, Nguyễn Đức Triêm, Võ Bằng, Hò, Hội, vừa
làm công tác ấn loát, giao liên và bảo vệ. Nguyễn Văn Giỏi và Huy Nghĩa
đặc trách đường dây liên lạc của Đảng bộ giữa Banh I với Banh II và các
sở.
Lê Quang Thuyết được Đảng ủy giao nhiệm vụ soạn thảo đề án hoạt
động và tranh đấu của Đảng bộ. Lê Trọng Bộ và Trần Khắc Du đã biên
soạn nhiều tài liệu phục vụ công tác giáo dục tư tưởng và đường lối của
Đảng cho đảng viên và quần chúng như: Tiểu sử Hồ Chủ tịch, Thư của Hồ
Chủ tịch gửi các đồng chí Trung bộ, Sửa đổi lề lối làm việc, Cách mạng
dân chủ mới, Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi.
Vào thời điểm đó, tù nhân Sở Củi và Lò Vôi vẫn bị đánh đập nhiều. Ban
chấp hành tù nhân khu Sở Củi đã chuẩn bị phương án đấu tranh và đề nghị
Liên đoàn phát động các khu hỗ trợ. Đảng ủy đề xuất cuộc đấu tranh toàn
đảo bằng hình thức đình công tuyệt thực đòi các yêu sách chính:
– Nhà tù phải nhìn nhận tổng đại diện của tù nhân.