Khi đó, trong 2 căn hầm bí mật dưới lòng đất, 5 chiếc khung thuyền đã
đóng sẵn, 2 chiếc đã cạp xong mê. Tất cả chỉ còn đợi mùa gió chướng.
Chưa có năm nào mà hàng ngàn con người trong tổ chức ở hàng chục sở tù
khổ sai, thuộc các trại tù binh và tù án lại cùng hồi hộp, khắc khoải, cồn
cào, nao nức chờ mùa gió chướng như lần ấy.
Nỗi lo toan lớn nhất vẫn tập trung nơi kíp xung kích ở Đầm. Dưới căn
hầm tôi đã xếp chật những khung thuyền. Họ khâu từng tấm áo tù thành
tấm lớn rồi quét sơn, hắc ín để bọc thuyền. Tất cả đã từng chịu đựng đói
khát, mệt nhọc, ngột ngạt triền miên, nhưng họ cảm nhận ngay một nguy cơ
là công việc chuẩn bị đã lâu, vải có dấu hiệu ẩm mục; sơn giảm phẩm chất,
mây đan mê để lâu cùng tóp lại, thưa roãng ra. Anh em phải đan một cái
thúng, cắt một mảnh vải bọc thử rồi đem ra Bến Đầm hạ thủy, ngồi thừ,
thấy được, nước không thấm, nhưng vẫn lo, mong gió chướng đến cháy gan
cháy ruột.
Năm ấy gió chướng đến muộn. Cuối tháng 11 mới có vài đợt gió thổi, lúc
nổi, lúc lặng. Tàu ra ít. Đảo ủy quyết định sang tháng 12, gió thổi sòng sẽ
khởi sự. Các đội xung kích đạo quân ngầm đều đã sẵn sàng. Tất cả đều nắm
chắc mục tiêu, rèn luyện võ thuật, chiến thuật, chính sách tù hàng binh, kỷ
luật chiến trường. Chiến thuật chủ đạo là tay không bắt địch, 3 người đánh
một. Phương châm tác chiến là bắt sống tất cả, hết sức tránh đổ máu, thực
hiện tốt chính sách tù hàng binh. Thời cơ khơi sự đồng thời cũng là điều
kiện bảo đảm thắng lợi gồm nhiều yếu tố:
– Gió chướng thật sòng.
– Có tàu hàng ra.
– Lực lượng xung kích ở Đầm và mủi Cá Mập phải đánh nhanh thắng
gọn.
– Đồng thời đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu như đài vô tuyến điện, trại
lính, dinh Giám đốc, tàu hàng.
Tuy nhiên, các nhân tố thời cơ có thể không đến cùng một lúc nên
phương án võ trang giải thoát đặt ra nhiều tình huống và giải pháp linh