viên Rờsẹc người Khơme ngủ với tù nhân ở lán dưới chân núi. Khi mới
đóng được một khung thuyền thì có dấu hiệu lộ. A Muội, một thiếu nữ
người Hoa ở Chợ Lớn theo tốp công nhân người Hoa ra sửa chừa pha đã
thông báo cho tù nhân biết rằng cô nghe được tin nhà tù cử Tư Mách cầm
đầu một tốp Rờsẹc 3 tên, cùng 3 con chó săn sang Bảy Cạnh phối hợp với 4
Rờsẹc ở Bảy Cạnh truy lùng. Tư Mách là tên ác ôn rất thạo nghề truy lùng
tù trốn.
Chi ủy kíp kéo gỗ quyết định vận động nhóm nhân viên Rờsẹc ở Bảy
Cạnh cùng tham gia vượt ngục. Anh Hơn với sự trợ giúp của Trần Văn
Đĩnh, Phan Văn Đại đã vận động được 4 nhân viên Rờsẹc người Khơme
tham gia vượt ngục. Họ cùng nhau chuyển khung thuyền đến một vị trí
hiếm trở và kín đáo.
Phan Văn Đại cùng một số anh em tố chức 4 đêm văn nghệ liên tục trên
bãi biển để che mắt Tư Mách và tốp Rờsẹc mới qua. A Muội cũng hết lòng
giúp đờ tù nhân từ trang phục cho những đêm văn nghệ đến vật liệu, thực
phẩm cho cuộc vượt ngục và cả việc lôi kéo Tư Mách vào tiệc nhậu suốt
ngày, đánh bạc, hút xách suốt đêm, làm tiêu tan cuộc truy lùng của hắn.
Anh Trần Văn Đĩnh nguyên là chiến sĩ công an Hà Nội đã tổ chức lực
lượng an ninh, không chế một số tù nhân tinh thần yếu, đề phòng nhảy ra
hàng giặc. Một loạt biện pháp ráo riết được áp dụng đồng bộ đã ngăn chặn
được nguy cơ bị lộ.
Một đêm cuối thu 1953, 4 nhân viên Rờsẹc cùng 40 tù nhân kíp kéo gỗ ở
Bảy Cạnh đã xuống thuyền giương buồm vượt ngục. Thuyền ra khơi được
10 cây số thì nước vào nhiều, đành phải dạt vào Hòn Cau để tu sửa lại. Vừa
cập bâi Hòn Cau thì sóng xô thuyền vào đá ngầm vỡ tan. Hơn bổn chục
người đã sống tại Hòn Cau bằng đợt đủng đỉnh, chuối, dừa, thịt vích trong
khi máy bay, tàu chiến dịch săn đuổi trên biển. Hai tuần sau họ lại tiếp tục
hạ thủy một chiếc bè mới đóng. Gió chướng chưa nổi lên nên sáng ra họ
vẫn lênh đênh cách Hòn Bảy Cạnh không xa. Địch phát hiện được và đưa
tàu ra bắt lại.