tác liên lạc giữa Đảo ủy với Thành ủy Sài Gòn - Gia Định và Trung ương
Cục.
Sau nhiều đợt đấu tranh và vận động, anh Duy tức Đoàn Duy Thành bị
áp-xe phổi nặng, anh Trần Mạnh tức Vũ Quang Đạo bị thương hỏng một
mắt khi lao động khổ sai được đưa về Sài Gòn chữa bệnh cùng một số
người bệnh khác. Hai anh được giao nhiệm vụ tìm mọi cách báo cáo tình
hình ở Côn Đảo với Đặc khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và Trung
ương cục. Bản báo cáo do Đảo ủy soạn thảo, hai anh được học thuộc, nhập
tâm dưới sự hưởng dẫn trực tiếp của các anh Nguyễn Văn Thi, Bí thư Đảo
ủy; Vũ Hồng Vũ; Thường vụ Đảo ủy và Lê Đình Thụ.
Tháng 10 năm 1953, Đoàn Duy Thành được trả tự do ở Sài Gòn. Trần
Mạnh thì vượt ngục ở Nhà thương mắt. Cả hai đều lần lượt đến nhà bà
Nguyễn Thị Năm ở Xóm Chiếu (quận 4, Sài Gòn) là cơ sở giao liên của
Thành ủy theo mật hiệu mà anh Lê Đình Thụ giao cho. Từ đó, các anh gặp
được Đặc khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, Trung ương cục và Trung
ương. Ngoài việc báo cáo tình hình, các anh còn có nhiệm vụ xin ý kiến và
sự chi viện của Trung ương cho kế hoạch giải thoát toàn đảo lần thứ 2 và
tìm mọi cách thông tin ra đảo.
Năm kiến nghị của Đảo ủy với Trung ương đều tập trung cho kế hoạch
giải thoát:
– Gửi cho xin những chính sách mới để học tập và để kịp thời phối hợp
với đất liền để giải thoát (sợ lỡ thời cơ địch sẽ đem đi nơi khác xa hơn).
– Xin chỉ thị về kế hoạch xây dựng cơ sở và kế hoạch giải thoát.
– Giúp đỡ kế hoạch giải thoát (...)
– Cho xin một máy vô tuyến điện nhỏ gửi ra.
– Tháng 1, 2 sẽ tổ chức một cuộc giải thoát, đề nghị với Trung ương -
phân cục miền Nam đón ở khu Bạc Liêu... 1
Ban tham mưu quân sự do anh Vũ Hạnh phụ trách giúp Đảo ủy phác
thảo kế hoạch giải thoát và tổ chức đạo quân ngầm làm lực lượng xung kích
tác chiến. Trước mắt, Đội quân ngầm có nhiệm vụ bảo vệ lãnh đạo; không