Từ năm 1960, tù án chính trị cũng buộc phải học tố cộng buổi tối, sau
ngày lao động khổ sai. Từ khi chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm sụp đổ,
ngụy quyền Sài Gòn mới bỏ học tố cộng trong tù, chuyển sang hình thức
tâm lý chiến tinh vi.
Chào cờ vừa là nội quy bắt buộc của nhà tù, vừa là một biện pháp trong
thủ đoạn tố cộng. Khi chào cờ, chúng buộc tù nhân phải hô hai khẩu hiệu
phản động: "ủng hộ Ngô Tổng thống", "Đả đảo Hồ Chí Minh", sau khi Ngô
Đình Diệm đổ thì đổi là "ủng hộ Việt Nam Cộng hòa", "Đả đảo cộng sản
xâm lược" nhằm hạ nhục và bôi dấu vết phản động lên phẩm chất những
người tù chính trị. Bằng thủ đoạn này, ngụy quyền hi vọng sẽ triệt hạ sinh
mạng chính trị của người tù, để khi trả tự do, họ không thể trở lại đội ngũ
chiến đấu được nữa.
Những người tù chính trị từng chống li khai, chống chào cờ mà không
chịu được gian khổ, ác liệt, phải chịu điều kiện, bị chúng hạ nhục bằng cách
bắt kí giấy li khai, bôi nhọ cộng sản, hoặc bắt tập hợp biểu tình, hô những
khẩu hiệu phản động.
Những người tham gia các tổ chức trong tù bị bể bạc, không chịu được
đòn, đã khai báo bị chúng truy bức đến cùng, buộc phải khai lại hồ sơ, khai
báo từ đầu toàn bộ tổ chức trong tù, tổ chức bên ngoài, buộc phải phản tỉnh
bằng cách vạch ra những phương án giúp chúng đánh phá hữu hiệu các tổ
chức cách mạng.
Từ năm 1968, dược sự chỉ đạo trực tiếp của cố vấn Mỹ, ngụy quyền Côn
Đảo tiến hành các thủ đoạn tâm lí chiến, điển hình là “Chương trình tâm lý
chiến thí điểm Côn Sơn” (1968-1972). Đây cũng là thời kỳ chúng sử dụng
những tên sĩ quan tình báo học ở Mĩ, Đài Loan về làm chúa đảo.
Đối với những tù nhân chống ly khai, lúc đầu, ngụy quyền dùng thủ đoạn
phổ biến là xiết bóp đời sống (nhốt chật, cấm cố, đóng cửa cây, bớt cơm,
cúp nước tắm, bớt nước uống, bệnh đau không thuốc chữa trị) nhằm đẩy
người tù đến chỗ suy kiệt dinh dưỡng, mòn mỏi tinh thần, chịu đựng không
nổi, phải chịu ly khai.