Những hình thức đàn áp người tù
Tù nhân Côn Đảo bị kêu những loại án sau đây: án cấm cố, án phát lưu,
án phóng trục, án khổ sai, án giam, án lưu. Những người tù chính trị thì bị
nêu kêu ba loại án: cấm cố, phát lưu và phóng trục. Án khổ sai và án giam
là chung cho tù chính trị và thường phạm. Án lưu dành riêng cho tù thường
phạm.
Án khổ sai chia ra hai loại; khổ sai chung thân (hạn tù 32 năm) và khổ
sai có thời hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm và 20 năm. Trên thẻ bài của tù khổ
sai chung thân có ghi thêm chữ P. P. (à perpétuité).
Án phát thường gọi là “đi đày”, cũng có loại phát lưu chung thân và phát
lưu có thời hạn. Trước năm 1930, có loại phát lưu người tù bị nhốt trong
banh không được ra ngoài và có loại phát thường, tù nhân được ra làm ở
ngoài banh. Nhưng sau này bọn Pháp bỏ sự phân biệt đó.
Án cấm cố: chỉ tù chính trị mới bị kêu loại án này. Án cấm cố cũng chia
ra hai loại: cấm cố chung thân và cấm cố có thời hạn 10 năm hay 20 năm.
Án phóng trục là cho người bị kêu án đi ở một nơi khác sinh sống, làm
ăn nhưng chịu sự kiểm soát của quan cai trị địa phương, có thể mang theo
gia đình. Ví dụ trường hợp cụ Lương Văn Can, bị phóng trục sang
Campuchia sau khi phong trào Đông kinh nghĩa thục bị đàn áp.
Tùy theo tội nặng nhẹ vi phạm trong nhà tù, người tù chính trị có thể còn
bị cấm cố hầm hay là cấm cố xà lim. ..
Án lưu là loại án của tù thường phạm.
Từ khi thành lập cho đến hết chiến tranh thế giới lần thứ I, tù thường và
tù chính trị ở Côn Đảo đều bị giam chung, không có sự phân biệt. Lớp tù
“quốc sự phạm” đầu tiên ra đảo là Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,
Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế... phải đấu tranh mãi, bọn Pháp mới chịu
giam riêng ở khám B (gồm khám 6 và 7 của Banh I). Đến năm 1916, theo
quy chế mới của nhà tù, mới có sự phân loại tù, nhưng lại theo tiêu chuẩn