Cam kết quyết tử chống ly khai
Hơn một tháng sau trận đòn thù, mười người còn lại vẫn chưa gượng dậy
được. Kẻ thù tiếp tục đày ải và đánh đập để truy bức, nhanh chóng xóa sổ
những “phần tử ngoan cố” cuối cùng.
Anh Trần Trung Tín đã tuyệt thực đến chết để phản đối đợt khủng bố
man rợ này. Anh tuyệt thực được 20 ngày thì Tỉnh trưởng Tăng Tư ra lệnh
cúp nước. Anh trút hơi thở cuối cùng vào ngày 13- 8-1961. Lúc hấp hối,
bọn cải huấn đem thư của vợ anh ra đọc, lấy hình vợ con vừa gửi đến cho
xem, anh nhắm mắt, lặng im, quyết tử để giữ vẹn tấm lòng trung với Đảng
với Bác Hồ, để lên án, ngăn chặn tội ác kẻ thù.
Cái chết của Trần Trung Tín đã chấm dứt đợt khủng bố ghê rợn của địch.
Chúng mở cửa chuồng cọp, cho 9 người còn lại ra sân chơi, tắm giặt, ăn
uống bình thường.
Kẻ địch đã ngỏ cửa, hạ thấp điều kiện đến tận cùng hòng thanh toán
những can cứu chống ly khai ngoan cố nhất bằng các thủ đoạn lừa lọc. Ai
khai bệnh là chúng đưa đi bệnh xá ngay, cho chữa trị dài ngày, không động
đến chuyện ly khai, không bắt kí kiến nghị, hô khẩu hiệu như trước. Bọn
cải huấn không đề cập đến hai từ “ly khai” nữa mà xúm vào vận động
những người còn lại ra bệnh xá trị bệnh để chúng “đóng cửa chuồng cọp,
dùng vào việc khác”.
Ngày 8-8-1961, anh Nguyễn Đình Đông xin ra bệnh xá điều trị.
Ngày 21-8-1961, anh Nguyễn Văn Điển cũng chấp nhận ra bệnh xá.
Việc ra đi của Nguyễn Đình Đông và Nguyễn Văn Điển khiến những
người còn lại phải lượng sức chiến đấu của mình, của đồng đội. Trong đợt
địch ngưng khủng bố, bảy người còn lại đã thảo luận về hai nguy cơ đặt ra
lúc ấy là cái chết và sự ly khai. Nếu người cuối cùng trong họ không chết
tại Chuồng Cọp mà ly khai thì có nghĩa là cuộc đấu tranh trong chống ly
khai cộng sản trong gần sáu năm qua hoàn toàn thất bại. Bảy người còn lại