là những “hạt gạo cội” trên sàng, là ngọn cờ cho hàng ngàn người tù chính
trị đang vươn lên phục hồi khí tiết.
Theo báo cáo của đồng chí Nguyễn Đức Thuận tại Trung ương Cục khi
được trả tự do (5-1964), Nguyễn Đức Thuận, người có cương vị lãnh đạo
cao nhất trước khi bị bắt đã trao đổi với Phan Trọng Bình rồi đưa ra chủ
trương “Nhượng bộ một phần trăm để cứu mạng sống”.
Lưu Chí Hiếu là người phản đối đầu tiên. Anh lết đến gặp Nguyễn Đức
Thuận và Phan Trọng Bình tại sân tắm nắng trước cửa chuồng cọp nói:
– Các anh bàn gì thì bàn, nhưng đừng bàn chuyện ly khai Đảng, đừng
quyết định cho tôi ly khai, tôi không đi đâu.
Anh còn nói với mọi người rằng:
– Đảng dạy chúng ta chiến đấu chứ không dạy chúng ta đầu hàng, dẫu
chúng ta có hy sinh đến người cuối cùng thì thời gian và lịch sử sẽ báo cáo
lại với Đảng, với Bác. Không thể ly khai được. Ly khai là làm sai tiếng nói
lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng ta. Ly khai là cướp không xương
máu của những người đã hi sinh.
Sau Lưu Chí Hiếu, các anh Nguyễn Minh, Lê Văn Một, Phạm Quốc sắc
cũng phát biểu ý kiến, bày tỏ lập trường quyết tử chống ly khai. Anh
Huỳnh Văn Khi đã cấm khẩu từ tháng trước, lúc đó cũng phều phào nói với
Nguyễn Đức Thuận: “Các anh sao tôi vậy”.
Cuộc thảo luận trong những ngày ngắn ngủi giữa hai đợt khủng bố trở
thành một đợt sinh hoạt chính trị vô cùng quan trọng, góp phần củng cố lập
trường quan điểm cho bảy chiến sĩ kiên cường. Họ không nhượng bộ một
phần trăm nào nữa mà cam kết cùng nhau Quyết tử chống ly khai với tinh
thần tự lực chiến đấu, còn một người cũng chiến đấu, trong bất kì hoàn
cảnh nào đều phải chống ly khai, chống tố cộng, chống chào cờ, bảo vệ
bằng được khí tiết của người cách mạng, bảo vệ lý tưởng cộng sản, bảo vệ
uy tín của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.
Lưu Chí Hiếu đã thể hiện nối bật bản lĩnh của người cộng sản trong lần
quyết định vận mệnh cuộc đấu tranh ly khai vào lúc hiểm nghèo.