lãnh đạo trại đến các phòng giam, các chi nhánh Bến Đầm, Cỏ Ống, khai
báo toàn bộ chủ trương, phương châm, biện pháp đấu tranh vươn lên kiến
tạo lập trường khí tiết của tù chính trị.
Vụ phản bội của Hai Quảng làm đổ máu hàng chục tù nhân cốt cán, làm
cho các cuộc đấu tranh của tù chính trị đều bị địch khủng bố ngay từ khi
mới nổ ra. Tù chính trị đối phó bằng cách phản cung, cô lập và bác bỏ hoàn
toàn lời khai của Hai Quảng làm cho địch không tin hắn. Tiểu ban điều tra
cho đối chất cũng không ai nhận. Hai Quảng nổi khùng xông vào đấm đá,
cắn xé, bóp huyệt anh Trần Xuân Lê.
Hai Quảng còn hiến kế cho địch Kế hoạch tranh thủ gồm 5 bước nhằm
đánh gục hoàn toàn những người mang tư tưởng lừng chừng, xây dựng hạt
nhân điển hình tố cộng và trừng phạt, ngăn chặn ảnh hưởng của số ngoan
cố vẫn giữ lập trường cộng sản. Dấn sâu vào con đường tội lỗi, Hai Quảng
làm bản phản tỉnh lần thứ nhất vào ngày 10-4-1961, phản tỉnh lần thứ 2
ngày 12- 4-1961 và lần thứ 3 ngày 15-4-1962, khai báo và vẽ sơ đồ 62 cơ
sở tại Sài Gòn mà các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Trần Bạch Đằng, Huỳnh
Tấn Phát, và nhiều cán bộ Thành ủy thường qua lại, khai báo lộ trình giao
liên của Xứ ủy từ Sài Gòn đi Nam Vang.
Mấy năm sau, Hai Quảng được trả tự do với điều kiện nhận làm mật báo
viên cho Tổng nha cảnh sát và công an ngụy, rồi bị bỏ rơi vì không được
việc. Nhục nhã vì thân phận của một tên phản bội, hắn tự sát sau ngày miền
Nam được hoàn toàn giải phóng.
Ngoài Hai Quảng, còn có vài tên phản bội, tình nguyện làm tay sai cho
địch, trở thành trật tự ác ôn như Dương Thành Tâm, Lý Ngọc Phẩm, Võ
Tâm Tư... Một số khác chừng vài chục người tham gia vào Ban chấp hành
trại, Ban trật tự an ninh, Ban tố cộng, Ban văn nghệ với thái độ và mức độ
chống cộng khác nhau.
Nhúm người này bị chìm trong phong trào đấu tranh của hàng ngàn tù
chính trị, kể cả những người đã từng sai lầm, vấp ngã. Chính nỗi đau đớn,
dày vò cả về thể xác và tinh thần khi bị thất bại, sai lầm đã giúp họ sức
mạnh để giành lại vị trí chính trị trên mặt trận đấu tranh trong tù.