tỉnh trưởng Nguyễn Văn Sáu cho biết, tổng số tù chính trị câu lưu khi đó là
519 người, bị giam ở Trung tâm cải huấn I, Thượng sĩ Nguyễn Văn Nghĩa
làm trưởng Trung tâm, trung sĩ Ngô Thạnh Trị là trưởng an ninh trung tâm.
Địch phân tán tù chính trị câu lưu, một bộ phận ở Trại IV (làm Nhà bếp và
nội trợ), khoảng 60 người, còn đại bộ phận giam ở Trại III, bắt đập đá xây
Trại V, cưỡng bức cả chủ nhật, gọi là ngày “cộng đồng”.
Lực lượng tù chính trị câu lưu củng cố tổ chức, bước vào một thời kỳ
đấu tranh mới, vươn lên khôi phục toàn bộ khí tiết. Anh Lương Chi quê
Quảng Ngãi, nguyên là cán bộ tỉnh Plâycu, được tập thể tín nhiệm trong
cương vị lãnh đạo chung. Anh Đỗ Hằng (Plâyku) được cử cùng Trần Thám
(Bình Định) và một vài người có trách nhiệm soạn thảo tài liệu Vươn lên
khôi phục toàn bộ khí tiết, gọi tắt là Vươn lên.
Tài liệu được tổng hợp từ các cuộc thảo luận tập thể đã đúc kết khẩu hiệu
đấu tranh lúc này là Toàn bộ khí tiết, nghĩa là không chỉ chống chào cờ
ngụy, chống khẩu hiệu phản động nữa mà chống mọi thủ đoạn cưỡng bức
tư tưởng, xúc phạm nhân cách tù chính trị. Tài liệu được những người có
trách nhiệm truyền đạt, tố chức học tập và thảo luận theo từng nhóm, đến
toàn thể tù chính trị câu lưu.
Vấn đề tổ chức chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh dạo được đặt ra một cách
bức thiết. Anh Lương Chi đã nhiều lần tha thiết đề nghị với số cán bộ có
trách nhiệm ở các phòng về việc cần phải thành lập tổ chức Đảng làm hạt
nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh.
Ngày 1-5-1963, trước hiên phòng 4, Trại IV, một bộ phận tù chính trị đã
thành lập chi bộ mang tên Lê Hồng Phong, gồm: Lương Chi - Bí thư, Đặng
Ngọc Cảnh - Phó Bí thư phụ trách tổ chức; Đỗ Hằng - ủy viên phụ trách
tuyên huấn; Hoàng Phùng - ủy viên, đại diện đấu tranh. Chi bộ không kết
nạp đảng viên mà chỉ tập hợp một số người theo nhu cầu lãnh đạo, giống
như vai trò một cấp ủy. Các ủy viên khác có Trần Thám, Nguyễn Quýnh,
Nguyễn Hài, tháng 10-1963 tập hợp thêm Nguyễn Thiện, Lê Quang Ba,
Nguyễn Chấn, Bùi Dục. Tháng 12-1963 tập hợp Nguyễn Thành Tây. Chi
bộ đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt: