– Củng cố nòng cốt ở các phòng giam, các kíp tù.
– Tiếp tục đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ.
– Chuẩn bị thực lực khi có điều kiện sẽ chống chào cờ.
Các cuộc đấu tranh trong thời kỳ “Vươn lên khôi phục toàn bộ khí tiết”
đã diễn ra hết sức quyết liệt. Bọn chúa ngục đã phản kích bằng mọi cách:
phạt cấm cố, còng xiềng, xà lim, chuồng cọp, bỏ đói, xối nước lạnh, đưa về
Ban an ninh tra tấn, khai thác tổ chức, phạt đòn từ 50 đến 100 roi...
Nhiều thanh niên đã gan góc, xung phong đi đầu trong các cuộc dấu
tranh chống học cải huấn, chống chào sĩ quan, chống lao công ngày chủ
nhật cộng đồng và vươn lên chống chào cờ như Hồ Bồi, Nguyễn Xuân Ái,
anh Tánh (ở Bình Định), Lê Quang Ba (ở Quảng Ngãi), Nguyễn Văn Mười
tức Thương (Bình Thuận), Huỳnh Hà (Quảng Nam), Nguyễn Văn Sáu,
Trần Văn Cam (Mỹ Tho), Trần Văn Tuân (Bến Tre). Các anh đã kiên
cường chịu hàng chục hình phạt, hàng trăm trận đòn đến nát lưng, thịt rơi,
máu đổ để duy trì phong trào, củng cố đội ngũ, vươn lên bảo vệ vị trí chính
trị của người chiến sĩ cách mạng.
Sáng 2-11-1963, được tin giới quân sự ở Sài Gòn làm đảo chính, chi bộ
Lê Hồng Phong đã phát động cuộc đấu tranh chống hô khẩu hiệu phản
động. Trại IV lúc đó có 450 tù chính trị. Phòng Nhà bếp có khoảng 60
người được chi bộ quyết định ở lại lo việc ăn uống và thông tin liên lạc. Số
còn lại được huy động vào cuộc đấu tranh.
Giờ chào cờ sáng 3-11-1963, địch bỏ khẩu hiệu “ủng hộ Ngô Đình
Diệm” thay vào đó là “ủng hộ quân lực Việt Nam cộng hoà”. Trên 400 tù
chính trị câu lưu đã không hô, không hát. Các anh Lê Quang Ba, Phạm
Minh Sáu, Nguyễn Văn Tâm đứng ra tuyên bố không ủng hộ bất cứ tổ chức
nào của chế độ Sài Gòn. Ba anh bị đưa vào chuồng cọp.
Những ngày tiếp theo, địch đưa thêm 22 người nữa vào biệt giam. Trừ
phòng Nhà bếp, các phòng còn lại đều bị cấm cố, bớt cơm, bớt nước uống,
không cho tắm giặt. Gần một tháng bị cấm cố, các phòng trao đổi và quyết
định đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực. Các anh Đỗ Hằng, Tô Thành, Lê