này. Chúng đổ nước dơ, nước tiểu xuống đầu những người tù chuồng cọp
rồi hè nhau xuống đánh. Hầu như đêm nào cũng có người tù ở chuồng cọp
đổ máu, ngất xỉu. Mạng sống bị đe dọa, nhân phẩm bị chà đạp, thể xác và
tinh thần của những người tù chuồng cọp bị dày vò, đau đớn và căng thẳng
suốt 24/24 giờ mỗi ngày ở chuồng cọp. Không chịu nổi chế độ đàn áp quá
khắc nghiệt, 77 người rớt trong tuần đầu, còn lại 103 người tiếp tục cuộc
chiến đấu.
Từ ngày 7 đến ngày 11-4-1967, lần lượt có 27 người tham gia tuyệt thực
làm 3 đợt đòi:
1. Được tự do bảo vệ tư tưởng.
2. Không được đảnh đập.
3. Tăng khẩu phần ăn.
4. Cho về trại để được rộng rãi.
5. Tăng giờ ra chơi.
Địch đàn áp quyết liệt không chỉ những người tuyệt thực mà cả số không
tuyệt thực, vì cho rằng số này sợ chết, không dám đấu tranh. số tuyệt thực
địch phân tán mỗi chuồng 2 người, không cho đem cơm nước vào và bỏ
mặc không giải quyết yêu sách gì. Mười hai ngày không ăn không uống,
hơn một nửa số tuyệt thực phải bỏ cuộc.
Ngày 20-4-1967, đồng chí Dương Văn Thưa - Tỉnh ủy viên Tây Ninh
dùng mảnh sắt mổ bụng, quyết tử hy sinh. Địch còng luôn cả hai chân, hai
tay và bỏ mặc không chữa chạy. Một số người không chịu đựng được sự
căng thẳng và ác liệt kéo dài đành bỏ cuộc.
Thấy tinh thần một số tù nhân đã nao núng, chúa đảo Nguyễn Văn Vệ
tập trung toàn bộ số giám thị và trật tự an ninh ác ôn khủng bố một trận
quyết định vào ngày 22-4-1967. Tên giám thị ác ôn Lê Văn Khương,
Trưởng ban chuyên môn trực tiếp chỉ huy trận này. Bọn trật tự ác ôn như
những con thú say máu xông vào đánh dập tù nhân bằng củi đòn suốt một
buổi sáng. Sau trận đòn đẫm máu ấy chỉ còn lại 8 người đậu được ở vị trí
chống chào cờ.