Chống kế hoạch “Ngũ niên tự túc”
Trong lúc áp dụng chế độ kỷ luật nghiệt ngã đối với số tù chính trị chống
chào cờ tại khu vực hầm đá, chuồng cọp, chuồng bò, chúa đảo Nguyễn Văn
Vệ lại nới rộng chế độ đối với số tù nhân chịu làm khổ sai, thuộc Trung tâm
Cải huấn II (TTCH II) bao gồm Trại II, Trại III và các sở tù. Từ năm 1965
đến 1968, nhân số TTCH II biến động ở mức từ 3.000 đến 5.000 người.
Báo cáo ngày 14-5-1965 của Ban an ninh TTCH chọ biết toàn đảo có
3318 tù nhân, trong đó có 527 tù chính trị câu lưu giam tại Trại I (TTCH I),
951 tù án ở Trại II, 1185 tù án ở Trại III, số còn lại cũng thuộc TTCH II, ở
rải rác các sở ngoài. Đông nhất là Sở vệ sinh-văn phòng (202) và Ban an
ninh tình báo (222). TTCH II do Nguyễn Vãn Thà làm Giám thị trưởng
Trung tâm. Theo một bản báo cáo của tù chính trị, lưu tại Ban an ninh
Trung ương Cục vào tháng 2-1967 thì cơ cấu giam giữ tù nhân tại TTCH II
như sau:
Trại II
– Phòng 1-2-3 có lúc gọi là “khu tu dưỡng”, giam tù án tử hình và chung
thân, có lúc giam giữ đến 200 án tử hình, hiện chỉ còn trên dưới 20 người,
giam tại phòng 3. Phòng một và 2 giam tù án chung thân (gần 200 người),
làm các công việc khổ sai nội trại.
– Phòng 4: Giam tù áo trắng, làm bồi bếp, phục dịch văn phòng Quản
đốc, văn phòng Giám thị trưởng, công nhân tư gia cho các gia đình công
chức, giám thị.
– Phòng 5: Giam tù làm Nhà bếp, hướng nghiệp.
– Phòng 6: Biệt giam nhẹ, gồm số tù bị địch chú ý trong các cuộc đấu
tranh, hàng ngày đưa đi làm ở các Sở xa, An Hải, An Hội, bị cách ly với số
tù nhân trong trại (khoảng 150 người).
– Phòng 7: Biệt giam nặng, khoảng 100 người, gồm phần lớn là số chống
chào cờ trong các đợt bị đánh rớt. Từ tháng 9-1966, số này bị đưa đi làm Sở