1966, xong công trình, chúng đưa về trung tâm. Vào mùa gió chướng, để
ngăn chặn tù nhân vượt ngục, địch đưa phần lớn số tù nhân các sở này vào
trong trại ngủ, trừ một số ít làm trật tự an ninh, số án nhẹ (dưới 2 năm) và
một số được ưu đãi làm ở Ban văn nghệ, Văn phòng.
Ban lãnh đạo lâm thời các trại tù án được thành lập từ năm 1963 (có lúc
danh xưng là Đảng ủy, Đảo ủy) không có vai trò đối với lực lượng tiên
phong chống chào cờ mà chỉ có ảnh hưởng nhất định với khối tù án chính
trị chịu làm khổ sai. Thực chất, ban lãnh đạo lâm thời chỉ dừng ở mức một
Đường dây Côn Đảo, vừa giữ mối liên hệ với Trung ương Cục, vừa tổng
hợp tin tức, tình hình địch ta để thông tin và hướng dẫn hoạt động của tù
nhân.
Năm 1965, bộ phận Đường dây Côn Đảo có nhiều xáo trộn. Võ Văn
Thuật cùng 56 tù chính trị Sở Lưới cướp tàu vượt đảo về đất liền thành
công (27-2-1965). Nguyễn Xuân Kí bị điều qua Cỏ Ống. Nguyễn Văn Ngư
bị cấm cố và sau đó mãn án, chuyển qua câu lưu tại TTCH II, chì còn lại
Trương Minh nắm giữ đường dây liên lạc với Trung ương Cục. Các kíp tù,
Sở tù khổ sai tự hình thành Ban chỉ đạo hoặc Bộ phận trách nhiệm theo sự
tín nhiệm để lãnh đạo các hoạt động và tranh đấu của tù nhân. Chống khổ
sai với các mức độ “lãn công, khai bệnh, trì trệ, phá hoại bí mật” là hình
thức đấu tranh phố biến của các kíp tù khổ sai thuộc TTCH II trong giai
đoạn này.
Năm 1966, kế hoạch “ngũ niên tự túc” của chúa đảo Nguyễn Văn Vệ
được cố vấn Mỹ phê duyệt, trình Nha cải huấn và sau đó được thực thi tại
đảo. Thực chất của kế hoạch này là dùng viện trợ Mỹ để mở rộng các sở tù
khổ sai, bóc lột lao động của tù nhân, dùng tù nuôi tù, cho tù nhân được
hưởng một phần hoa lợi để khuyến khích lao động, đồng thời siết chặt kỷ
luật nhà tù, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh để triệt tiêu ý thức phản
kháng của người tù.
Theo kế hoạch này, viện trợ Mỹ được đầu tư mở rộng các cơ sở hướng
nghiệp, dạy nghề, chăn nuôi, đánh cá. Các Sở rẫy An Hải, An Hội, Sở
Ruộng, Sở chăn nuôi, Lò gạch, Lò tương được mở rộng. Nhiều sở rẫy mới