được thành lập như Hòa Ni I, Hòa Ni II, Thiên Thu I, Thiên Thu II, Sơn
Khê, Đồng Vọng, Đông Phong (sở Bông Hường cũ). Viện trợ Mĩ được đầu
tư mua giống, phân bón, công cụ. Tù nhân lao động khổ sai được hưởng
hoa lợi theo những tỷ lệ khác nhau: Trồng tỉa hưởng 25%, chăn nuôi 10%
(không trừ vốn), hướng nghiệp 40% (sau khi trừ vốn). Trừ tù án tử hình và
số chống chào cờ bị cấm cố trong Chuồng Cọp, còn lại tất cả tù nhân đều
được huy động vào lao động khổ sai.
Nhiều tù nhân ở các phòng cấm cố đã được Vệ giải tỏa, đưa đi lao động
khổ sai. Ở các kíp khổ sai nặng nhọc như đốn củi, dọn tàu, khiêng gạch, sắt,
xây chùa
Núi Một, xây bốt 48 thường nổ ra các cuộc đấu tranh đòi hạ mức khổ sai,
làm công, phá hoại. Khẩu hiệu “ăn mặn - uống đậm - đi chậm - vác nhẹ -
nắng ngủ - mưa nghỉ - nhát gió - kỵ sương mù” phố biến trong các kíp tù
khổ sai, với nghĩa là vận dụng mọi hoàn cảnh làm giảm nhẹ lao động khổ
sai, nhằm phá vỡ kế hoạch “ngũ niên tự túc” của Nguyễn Văn Vệ.
Tháng 12-1967, Sở Củi (phòng 14 và 15 Trại III) mở đầu cuộc đấu tranh
công khai chống dọn củi ngoài giờ. Bằng lý lẽ đúng đắn và tinh thần kiên
quyết, tù nhân Sở Củi đã trực diện đấu tranh chống dọn củi từ xà lan lên bờ
ngoài giờ trong suốt một tuần. Nhiều người chịu đòn, chịu phạt xà lim
nhưng cuối cùng địch phải nhượng bộ, chấm dứt nạn khổ sai quá giờ. Lực
lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh này là số tù nhân cấm cố của phòng 6
và phòng 7 Trại II mới giải tỏa về Sở Củi.
Thắng lợi của Sở Củi đã khích lệ phong trào đấu tranh của tù án chính trị
ở các sở tù khổ sai. Ngày 20- 12-1968, kíp Chỉ Tồn phòng 5 Trại II chống
khai thác đá tại Núi Một về xây lao mới. Cuộc đấu tranh này bị đàn áp dã
man. Ngày hôm sau, địch bắt kíp Chỉ Tồn phòng 5 đi đốn củi ở hòn Bảy
Cạnh. Mỗi ngày 60 người đi làm, địch đưa 120 trật tự an ninh đi kèm,
chúng dùng củi đòn đánh đập rất dã man từ lúc xuống xà lan cho đến lúc
về. Ngay ngày đầu đã có 15 người trọng thương. Sau 6 ngày đàn áp trả thù,
hầu hết tù nhân kíp Chỉ Tồn phòng 5 đều mang thương tích, nhiều người