Ra Sở rẫy Thiên Thu, Khiển và Thạch lại tính chuyện vượt ngục. Lần
này họ kết tập thêm Nguyễn Văn Chúc thành bộ ba. Khiển là trưởng nhóm,
Thạch là tham mưu, Trúc là hướng đạo. Trúc trước đó ở Sở củi, thông thạo
đường rừng và các chòi canh của trật tự. Họ vượt khỏi Sở rẫy Thiên Thu
vào một buổi chiều đầu năm 1967, qua mũi Lò Vôi, vượt phi trường Cỏ
Ông, ẩn náu tại Đầm Tre. Họ bẻ lá cây lót trong hốc đá đế nằm, đào củ nưa,
củ nần, bắt ốc, bắt vích ăn qua ngày, chờ mùa gió chướng sẽ đóng bè vượt
biển. Địch huy động lực lượng tổ chức truy tìm nhiều ngày và phát hiện ra
nơi ẩn náu của 3 người từ những chiếc mai vích chôn không kỹ.
Ít lâu sau cuộc vượt ngục không thành của ba anh Khiển, Thạch, Chúc,
hai anh Nguyễn Văn Me và Nguyễn Văn Tài lại tiếp tục vượt ngục một
cách táo bạo. Hai anh đào một căn hầm bí mật cách Sơ rẫy Thiên Thu
không xa, tích trừ lương thực, thực phẩm, nước uống rồi ẩn náu tại đó, chờ
qua đợt truy nã của địch sẽ lên núi đóng bè. Địch tổ chức truy nã gắt gao vì
chúng phán đoán tốp vượt ngục còn ẩn náu quanh đây. Gió chướng chưa
nổi thì chưa thể đóng bè vượt ngục được. Sau một tuần chúng phát hiện
được căn hầm bí mật vào lúc Nguyễn Văn Tài bò lên lấy nước khi trời chưa
tối hẳn.
Lần này chúa đảo Nguyễn Văn Vệ trực tiếp khảo cung, tìm hiểu lý do và
phương thức vượt ngục. Hai anh đã tố cáo sự tàn bạo của chế độ nhà tù và
tuyên bố rằng thà lên rừng ở với thú dữ, thà vượt biển làm mồi cho cá mập
còn hơn là phải chịu cảnh địa ngục trần gian ở nhà tù này. Cả hai cuộc vượt
ngục đều không đạt mục đích giải thoát nhưng lại góp phần làm phá sản Sở
Rẫy Thiên Thu, một sở kiểu mẫu trong kế hoạch “ngủ niên tự túc” của Vệ.
Sản xuất không hiệu quả, tù nhân liên tiếp vượt ngục, Nguyễn Văn Vệ phải
giải tán Sở rẫy này, đưa tù nhân vào cấm cố trở lại.
Xưa nay vượt ngục thường xảy ra ở các kíp tù và các sở tù khổ sai ngoài
trại giam, nhưng lần đầu tiên ở nhà tù này đã nổ ra một cuộc vượt ngục tại
phòng cấm cố tù án tử hình trong Trại II, nơi được duy trì chế độ an ninh
nghiêm ngặt nhất. Ba tù án tử hình tổ chức vụ vượt ngục táo bạo ấy là
Nguyễn Văn Hai (chiến sĩ biệt động thành Sài Gòn - Gia Định), Lê Hồng