minh nông nghiệp sang làn sóng văn minh công nghiệp” theo cách diễn dạt
của nhà tương lai học A.Toffler.
Kết quả ấy dẫn tới những biến động lớn lao về đời sống xã hội với sự
tăng dân số, sự phát triển đô thị, sự pháp lý hóa chế độ gia đình một chồng
một vợ và điều quan trọng là sự hình thành các giai cấp xã hội mới.
Giai cấp tư sản công thương nghiệp và giai cấp vô sản công nghiệp -
hệ quả tất yếu của cách mạng công nghiệp - trở thành hai giai cấp cơ bản
của xã hội tư bản chủ nghĩa, có mối liên hệ khăng khít trong guồng máy
sản xuất của nền kinh tế, đồng thời ẩn chứa mối mâu thuẫn cơ bản về
quyền lợi giữa những người thống trị và những người bị trị, giữa tư sản và
vô sản. Từ trong sự đối lập dai dẳng ấy đã hình thành trào lưu tư tưởng xã
hội chủ nghĩa tiền công nghiệp (Morơ, Mêliê, Babớp…) trào lưu xã hội chủ
nghĩa không tưởng Pháp (Xanh Ximông, Phuariê…) cho đến chủ nghĩa xã
hội khoa học của Mác và Ăngghen. Những cuộc đấu tranh tiếp diễn về mặt
ý thức hệ cũng như về mặt tổ chức (Quốc tế I, Quốc tế II) trở thành một
trong những nét quan trọng của lịch sử phong trào công nhân quốc tế, đi từ
học thuyết Mac đến học thuyết Lênin, từ cuộc thủ nghiệm Công xã Pari
(1871) đến thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với quá trình thực dân
hóa ở các châu lục chậm phát triển. Từ các thuộc địa của người Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha trong thời kỳ phát kiến địa lý (cuối thế kỷ XV) đến hệ
thống thuộc địa rộng lớn của người Anh, người Pháp… thì vào cuối thế kỷ
XIX hầu như trên hành tinh không còn vùng “đất trống”, nghĩa là không
nơi nào không bị người phương Tây xâm lược và thống trị.
Các nước châu Á, châu Phi không đứng vững được trước làn sóng
thôn tính ào ạt của phương Tây có trình độ kinh tế cao hơn và trang bị kỹ
thuật quân sự tối tân hơn nên lần lượt trở thành các thuộc địa và phụ
thuộc. Riêng Nhật Bản, với cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) đã vượt qua
được thử thách đó, giữ vững chủ quyền, vươn lên thành một nước tư bản và
bước vào hàng ngũ đế quốc. Thành công của Nhật Bản gây nên tiếng vang