cách mạng này. Trong thời kỳ công trường thủ công, chiếm ưu thế trong
giai cấp tư sản là các nhà kinh doanh thương nghiệp và vàng bạc liên minh
với quý tộc mới. Cùng với sự phát triển của việc sử dụng máy móc, giai cấp
tư sản công nghiệp trưởng thành, có quyền lợi mâu thuẫn với tư sản và quý
tộc trên như đòi hỏi bỏ chế độ công ty độc quyền, chế độ quan thuế, đòi tự
do mậu dịch và cải cách chế độ tuyển cử.
Những biến đổi xã hội cơ bản nhất là sự ra đời của giai cấp vô sản
công nghiệp. Trong thời kỳ công trường thủ công, công nhân công trường
thủ công, thợ thủ công gia đình và những người nửa vô sản khác chưa hình
thành một giai cấp. Họ chưa thoát ly khỏi thủ công nghiệp cũng như nông
nghiệp. Họ phân tán trong nhiều phường hội và nhiều địa phương nhỏ hẹp.
Quyền lợi của các phường hội và các địa phương lại tách rời nhau. Chỉ từ
khi xây dựng nền công nghiệp đại cơ khí, trong các nước tư bản chủ nghĩa
mà trước hết là nước Anh, giai cấp vô sản công nghiệp mới hình thành. Họ
thường tập trung trong các thành thị, các công xưởng, không có liên hệ với
thủ công nghiệp và nông nghiệp, quyền lợi khác xa với phường hội. Sự
hình thành một giai cấp vô sản cách mạng nhất và có tổ chức nhất trong
lịch sử phải trải qua một quá trình lâu dài. Đến cuối thế kỷ XVIII quá trình
đó cũng chỉ mới bắt đầu ở nước Anh.
Khi máy có thể giảm bớt lao động bằng cơ bắp thì lao động phụ nữ và
trẻ em được sử dụng rộng rãi. Tiền lương của họ rất thấp so với lương nam
giới. Chủ nghĩa tư bản với những ống khói ngất trời, những thành phố sầm
uất cũng không làm cho đời sống của người lao động tốt đẹp hơn. Phần lớn
công nhân đến 40 tuổi đều bị mất khả năng lao động, cũng có người đến 45
tuổi nhưng hầu như không ai sống tới 50.
Chính vì vậy, họ phải đứng lên đấu tranh đòi hỏi quyền lợi và địa vị
con người. Ban đầu, họ rất căm thù máy móc, tiến hành phá máy, phá
xưởng. Họ không hiểu rằng nguồn gốc của mọi sự đau khổ không phải là
máy mà là chủ nghĩa tư bản sử dụng máy. Từ những hành động phá máy lẻ
tẻ ban đầu, họ dần dần tập hợp đông đảo và có tổ chức hơn. Vào những
năm 70 của thế kỷ XVIII, hàng ngàn công nhân ở các trung tâm Manxextơ,