thì áp dụng vào công xưởng một cách hoàn thiện. Việc áp dụng máy hơi
nước trong công nghiệp gây nên một chuyển biến lớn: tốc độ sản xuất và
năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Đồng thời, các xưởng lớn sử dụng đông
đảo công nhân xuất hiện tại nhiều miền nước Anh. Vượt ra ngoài phạm vi
ngành bông vải, máy hơi nước còn được áp dụng và có tác động lớn trong
nghề làm len, dệt lanh, nghề tơ tằm và các ngành công nghiệp nhẹ khác.
Nhờ có những phát minh mỗi năm một hoàn thiện ấy, lao động bằng máy
đã thắng lao động bằng chân tay trong các ngành chủ yếu của công nghiệp
Anh.
Sự tiến bộ về kỹ thuật trong các ngành công nghiệp nhẹ đặt ra một vấn
đề lớn cho nền kinh tế là phải sản xuất nhiều máy mới. Muốn thế phải phát
triển các ngành luyện kim và chế tạo cơ khí. Năm 1735, Abraham Đacbi
phát minh ra phương pháp nấu than cốc từ than đá để luyện gang. Đó là
một phát minh đặc biệt quan trọng vì rừng rậm ở nước Anh đã bị cắt trụi,
than gỗ không còn bao nhiêu và đến năm 1756, thì được cải tiến hoàn thiện
hơn. Năm 1784 Cooctơ xây lò luyện gang dùng nguyên liệu khoáng sản để
sản xuất gang thép. Những phát minh đó làm khả năng sản xuất đồ kim loại
tăng lên và các ngành khai mỏ phát triển. Người ta xây dựng những lò cao
lớn gấp 50 lần so với lò cũ và đơn giản hóa việc nấu chảy quặng bằng cách
dùng luồng khí nóng cháy. Nhờ vậy mà sắt sản xuất ra rẻ đến mức độ nhiều
đồ dùng bằng gỗ trước đây có thể thay thế bằng sắt. Việc xuất hiện hàng
loạt cầu sắt ở vùng Yooc (1788) và những cột nhà, bệ máy bằng sắt đã
chứng tỏ điều đó. Đồng thời các mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ chì… cũng được
khai thác. Ngành luyện kim và khai mỏ phát triển tạo điều kiện rất thuận lợi
cho việc xây dựng công nghiệp nặng. Tuy nhiên, ngành chế tạo máy móc
vẫn còn ở trong tình trạng thủ công. Phải mất một thời gian dài mới có thể
làm cho ngành cơ khí trở thành cơ sở cho toàn bộ nền công nghiệp nặng
của nước Anh.
IV - NHỮNG HẬU QUẢ CỦA CUỘC CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP