LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI - Trang 43

người thợ dệt phải dùng tay đẩy con thoi chạy qua hàng sợi thì tới nay, họ
chỉ cần dùng sức chân là có thể đẩy con thoi chạy đi, chạy lại được. Thoi
bay làm cho năng suất lao động tăng lên gấp đôi, đòi hỏi phải tăng mức sản
xuất sợi. Nhu cầu về sợi đó đòi hỏi phải có máy thay thế cho hai bàn tay
của con người. Năm 1765, người thợ dệt Giêm Hacgrivơ phát minh ra máy
kéo sợi
mang tên con gái ông là Giênny. Máy Giênny vẫn phải quay bằng
tay, nhưng trước đây chỉ có một cọc suốt thì nay đã lên tới 16-18 cọc suốt
mà vẫn do một công nhân điều khiển. Nhờ vậy, sợi được sản xuất ra nhiều
hơn trước. Trước kia một người thợ dệt cần ba người thợ kéo sợi luôn tay
mới đủ, thì tới nay sợi lại nhiều quá sức làm của thợ dệt. Có thể coi máy
kéo sợi Giênny là phát minh đầu tiên làm thay đổi sâu sắc tình hình trước
đây của lao động Anh; vì nó mở đầu cho sự phân công lao động giữa việc
kéo sợi và việc dệt vải trong xã hội. Năm 1769, máy kéo sợi chạy bằng sức
nước ra đời mang tên Accraitơ. Hai năm sau, Accraitơ xây dựng xưởng dệt
đầu tiên của nước Anh ở Manxextơ. Ưu điểm lớn của máy Accraitơ là dùng
sức nước để giải phóng quá trình sản xuất khỏi sự hạn chế của sức người
nhưng còn rất thô sơ. Lợi dụng ưu điểm của máy Giênny và máy Accraitơ,
công nhân Xariiyen Crơmton đã cải tiến chiếc máy tới trình độ cao hơn,
làm cho sợi vừa nhỏ vừa chắc. Nhờ những phát minh trên, ngành kéo sợi
phát triển mạnh mẽ, năng suất lao động tăng lên gấp bội. Do đó nó dẫn tới
tình trạng mất cân bằng: vải dệt không tiêu thụ hết sợi đã sản xuất, và đòi
hỏi một bước tiến mới trong ngành dệt. Năm 1785, kỹ sư Etmôn Accraita
sáng tạo ra máy dệt. Máy dệt đã đưa tốc độ sản xuất tăng lên tới 39 lần.
Đồng thời, quá trình tẩy trắng, nhuộm màu, in hoa cũng được cải tiến vì
việc áp dụng những kinh nghiệm mới về hóa học vào xưởng dệt.

Những máy móc chạy bằng sức nước buộc các công xưởng phải xây

dựng cạnh bờ sông. Như vậy, nhà máy bị phụ thuộc vào điều kiện địa lý và
thời tiết vì tới mùa đông, sông đóng băng, máy phải ngừng lại. Do đó, phải
tiến tới một thứ máy có sức phát động độc lập, không chịu ảnh hưởng của
những yếu tố thiên nhiên. Năm 1769, một thực nghiệm viên của trường Đại
học Anh là Giêm Oát tìm ra nguyên tắc của máy hơi nước và đến năm 1784

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.