LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI - Trang 683

hình thức tổ chức chính trị ở miền Nam châu Phi cũng có sự khác biệt
nhau. Ở nhiều miền thuộc Tây Xuđan và Mađagaxca thì chế độ phong kiến
là quan hệ xã hội chủ yếu. Tuy nhiên vẫn còn giữ nhiều tàn tích của chế độ
nô lệ và bộ lạc. Bên cạnh các quốc gia phong kiến tập quyền như Êtiôpi,
Buganđa, Imêrina ở Mađagaxca thì ở Atbanti và Mangbêtu vùng nhiệt đới
Tây Phi cũng như Dulu vẫn còn các liên minh bộ lạc. Ở đây không có biên
giới quy định rõ ràng cho nên thường xảy ra các cuộc xung đột giữa các
quốc gia và các bộ lạc với nhau. Trong những điều kiện đó, châu Phi dễ
dàng bị bọn thực dân xâm chiếm.

Châu Phi rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, có rất nhiều loại cây gỗ

quý, cây có dầu, cao su, bông, ca cao, cà phê, mía v.v…; có mỏ quặng
mănggan, cơrôm, đồng, phốtpho, dầu lửa, vàng, platin, uran, kim cương v.
v… Châu Phi còn cung cấp nhiều động vật quý cho các vườn bách thú trên
thế giới. Châu Phi đã có một nền văn hóa lâu đời như Kim tự tháp ở Ai Cập
là một trong những nôi của văn minh loài người. Trước khi người châu Âu
xâm chiếm và phân chia châu Phi, phần lớn nhân dân ở đây đã biết dùng đồ
sắt, có nền điêu khắc cao; nghề dệt và nghề gốm phát triển, ngành chăn
nuôi và trồng trọt phổ biến.

Nhưng cuộc sống yên ổn của họ, tài nguyên phong phú, nền văn hóa

cổ truyền và cả giống nòi đã bị bọn thực dân châu Âu xâm chiếm phá hoại,
cướp bóc và đàn áp.

II. CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC XÂM LƯỢC VÀ

XÂU XÉ CHÂU PHI

1. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân châu Âu

Người Bồ Đào Nha là những người châu Âu đầu tiên đặt căn cứ ở

châu Phi. Từ cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha đã thăm dò
bờ biển châu Phi từ Gibranta cho đến miền Bắc Môdămbích, và thành lập ở
Tây Phi thuộc địa Ghinê và Angôla, ở Đông Phi thuộc địa Môdămbích.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.