Thực dân châu Âu đã vơ vét tài nguyên thiên nhiên phong phú ở châu
Phi, cướp ruộng đất, sử dụng nhân công rẻ mạt, đuổi dân, giết hại hầu như
toàn bộ dân cư, phá hoại các di sản cổ truyền và nền văn hóa dân tộc, bóc
lột đến tận xương tủy, cướp hết nguồn lợi, đàn áp vô cùng dã man tàn ác
nhân dân châu Phi.
Vào giữa những năm 70 của thế kỷ XIX, châu Phi bị chiếm 10,8% đất
đai, nhưng đến đầu thế kỷ XX châu Phi đã bị các đế quốc thực dân, chủ yếu
là Anh, Pháp, Đức chiếm 90,4% đất đai. Ý, Bồ Đào Nha, Bỉ cũng có thuộc
địa ở châu Phi. Việc phân chia châu Phi trở thành một “chính sách lớn” của
các chính phủ châu Âu.
2. Thực dân Anh xâm chiếm Ai Cập
Giữa những năm 70, Ai Cập bị lôi cuốn vào kinh tế tư bản thế giới. Sự
đầu hàng của Môhamét Ali năm 1840 và sự mở rộng buôn bán của Anh và
Pháp ở Ai Cập mở đầu cho việc biến Ai Cập thành nửa thuộc địa của bọn
tài chính Anh và Pháp. Hàng hóa nước ngoài nhập vào Ai Cập không còn
bị cản trở nữa, Ai Cập bắt đầu trồng các loại cây xuất khẩu, trước hết là
bông, xây dựng các nhà máy để sản xuất hàng xuất khẩu bằng sản phẩm
nông nghiệp, xây dựng hải cảng và đường sá. Những giai cấp mới - tư sản
và vô sản - xuất hiện. Nhưng sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở đây bị quan
hệ phong kiến trong nước và tư bản nước ngoài cản trở. Chính phủ Ai Cập
buộc phải vay tiền của nước ngoài, nhất là vay để đầu tư vào việc xây dựng
kênh đào Xuyê cũng như hải cảng và đường sá. Vào năm 1863 chính phủ
Ai Cập đã vay 16 triệu đồng bảng Anh.
Sau năm 1869, tức là sau khi kênh đào Xuyê khánh thành thì giữa các
nước tư bản châu Âu, nhất là giữa đế quốc thực dân Anh và Pháp càng
tranh giành nhau gay gắt trong việc xâm chiếm Ai Cập. Việc chiếm Ai Cập
có một tầm quan trọng quyết định đối với quyền khống chế kênh đào Xuyê.
Anh chạm trán với Pháp, vì cả hai nước đều muốn gây ảnh hưởng mạnh mẽ