LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI - Trang 687

phần Marốc, một lần nữa đe dọa gây chiến tranh với Pháp và cho pháo hạm
đậu trong cửa biển Agađin. Nhưng đế quốc Anh can thiệp vào cuộc tranh
chấp Pháp-Đức và tuyên bố vấn đề Marốc cũng liên quan tới quyền lợi của
mình, nên Anh không thể giữ thái độ dửng dưng được. Anh ủng hộ Pháp vì
không muốn

Đức chiếm được một căn cứ hải quân ở Đại Tây Dương. Chính phủ

Anh tuyên bố nếu Pháp bị tiến công thì Anh sẽ hết lòng giúp đỡ Pháp về
mặt quân sự. Đế quốc Đức không dám đẩy việc đó đến chiến tranh nên phải
nhượng bộ. Do đó, mùa thu năm 1911 một hiệp ước được ký kết giữa Pháp
và Đức. Đức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Marốc và ngược lại Pháp
cho Đức một bộ phận của xứ Cônggô thuộc Pháp ở cạnh Camơrun thuộc
Đức. Nhưng việc giải quyết cuộc khủng hoảng lần thứ hai về vấn đề Marổc
chỉ làm cho quan hệ giữa các đế quốc Đức, Anh và Pháp thêm nghiêm
trọng.

4. Thực dân Anh xâm chiếm Nam Phi

Bọn thực dân châu Âu vào Nam Phi đã tiêu diệt một phần dân tộc

Khoi Khoi và San, số còn sóng sót thì bị dồn vào sa mạc. Tình hình ở Nam
Phi phức tạp hơn các miền khác của Phi châu, vì bên cạnh mâu thuẫn chính
giữa bọn thực dân xâm lược và nhân dân bản xứ, còn có mâu thuẫn giữa
bọn thực dân Anh và người Bôơ (người Bôơ là con cháu người Hà Lan sinh
cơ lập nghiệp từ lâu ở Nam Phi, không còn liên hệ với Hà Lan. Họ chủ yếu
là nông dân).

Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, Anh chiếm đóng Cáp và Natan.

Sự chiếm đóng của quân Anh ở đây như một vành móng sát dài dọc bờ
biển ngăn cản người Bôơ lên phía đông. Mùa hạ 1867, người ta tìm thấy
kim cương lần đầu tiên ở Orănggiơ thuộc Nam Phi. Trước đó nơi đây
không có người ở, là vùng sa mạc hoang vu, nay thành phố mọc lên và dân
cư đông đúc. Để khai thác kim cương, các công ty cổ phần được thành lập
và sử dụng người dân bản xứ làm nhân công rẻ mạt. Sau cuộc đấu tranh dữ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.