dội giữa các công ty cổ phần để giành quyền khai thác kim cương, công ty
Xêxin Rôdơ (Cecil Rhodes) kiểm soát việc này. Nhưng việc xâm chiếm
thuộc địa của thực dân Anh ở Nam Phi vấp phải những cuộc nổi dậy của
người Dulu và Bôơ. Đầu năm 1883, Dulu trở thành đất bảo hộ của Anh và
đến năm 1897, Dulu hợp nhất với Nalan. Sau đó Anh tiếp tục bành trướng
thuộc địa của mình về phía Bắc. Từ năm 1884 đến 1886, người ta tìm thấy
mỏ vàng ở Tơrăngxvan. Công ty Xêxin Rôdơ lại nhanh tay dùng thủ đoạn
mua của các chủ trại phạm vi đất đai có vàng và bỏ vốn vào việc khai thác
vàng. Đế quốc thực dân Anh đã thực hiện chương trình xâm lược, chiếm
thuộc địa của Rôdơ từ Cairô kéo dài đến Cáp. Ngoài ra, Anh còn ký kết
hiệp ước với các thủ lĩnh người địa phương để được toàn quyền khai thác
tài nguyên không hạn chế.
Nhưng trở ngại lớn đối với chính sách thuộc địa của đế quốc thực dân
Anh ở Nam Phi là sự chống lại của hai nước cộng hòa Tơrăngxvan và
Orănggiơ do người Bôơ thành lập.
5. Các nước đế quốc kết thúc việc phân chia châu Phi
Đến năm 1900 việc phân chia châu Phi giữa các nước đế quốc kết
thúc. Nếu chương trình của đế quốc thực dân Anh đã thực hiện từ Cairô
đến Cáp thì thực dân Pháp cũng thực hiện kế hoạch xâm lược ở châu Phi từ
Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương. Pháp xâm chiếm phần lớn đất đai ở
Tây Phi là Xênêgan, Sahara, Tây Xuđan. Đất đai Pháp chiếm được rộng lớn
nhưng phần nhiều là sa mạc, không phì nhiêu. Đế quốc Đức đi xâm chiếm
thuộc địa muộn hơn so với các đế quốc đàn anh nên bằng lòng với phần
nhỏ ở Tây Phi, nhưng về kinh tế mà xét thì có giá trị lớn so với các thuộc
địa khác. Đức chiếm được Tôgô và Camơrun. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
và Pháp thì chia nhau lãnh thổ Ghinê, thành Ghinê thuộc Pháp, Ghinê xích
đạo thuộc Tây Ban Nha và Ghinê Bitxao thuộc Bồ Đào Nha. Còn Anh thì
thành lập nền bảo hộ ở Nigiêria và Bờ biển Vàng. Bỉ bành trướng thuộc địa
ở Trung Phi, chủ yếu là Cônggô. Vì sự tranh chấp giữa các nước đế quốc
nên năm 1884, một hội nghị quốc tế được triệu tập ở Béclin gồm 14 nước