Dandiba, Vitu, Pemba, Kênia, Uganda, Nasalan, một số lãnh thổ ở Tây Phi
và biên giới giữa Bờ biển Vàng và Tôgô.
Việc phân chia Đông Phi kết thúc vào năm 1900. Êtiôpi là nước ở
Đông Phi giữ được nền độc lập của mình.
Miền giàu có nhất của Đông Phi do Anh chiếm. Các thuộc địa của
Anh kéo dài từ Hồng Hải đến sông Nin. Kế hoạch xâm chiếm thuộc địa của
Rôdơ hầu như hoàn thành. Đức thành lập Đông Phi thuộc Đức và Ruanđa,
Urunđi. Bồ Đào Nha chiếm Môdămbích.
6. Đế quốc Pháp thôn tính Mađagaxca
Từ những năm 30 của thế kỷ XIX, đế quốc Pháp đã ký kết một số hiệp
ước “bảo hộ” với các thủ lĩnh ở đảo Mađagaxca và chiếm đóng một số
vùng ở bờ biển phía tây và Sakalava. Trong những năm sau, Pháp tìm cách
mở rộng ảnh hưởng ra toàn đảo. Năm 1882 Pháp đòi Mađagaxca phải công
nhận quyền bảo hộ của chúng và bắt đầu gây chiến tranh xâm lược bằng
cách đem tuần dương hạm bao vây đảo, đổ bộ vào các hải cảng quan trọng.
Nhân dân Mađagaxca chiến đấu anh dũng chống bọn thực dân Pháp xâm
lược, nhưng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch, nên Mađagaxca phải
ký hiệp ước nhận hầu hết các điều kiện của Pháp. Năm 1891, Pháp lại buộc
Mađagaxca ký một hiệp ước đã soạn sẵn, trong đó Pháp yêu cầu kiểm soát
chính sách đối nội, đối ngoại của Mađagaxca và có quyền đóng quân trên
đảo nhiều ít tùy theo yêu cầu của Pháp. Nhân dân Mađagaxca phản đối kịch
liệt, tổ chức chiến đấu chống lại, nhưng thất bại. Tháng 10-1895,
Mađagaxca phải ký Hiệp ước công nhận nền thống trị của Pháp. Mùa hè
năm 1896, Quốc hội Pháp phê chuẩn hiệp ước đó, phế truất nữ hoàng, chia
Mađagaxca thành các tỉnh quân sự và thực hiện chế độ chuyên chế thực dân
đối với nhân dân bản xứ. Tuy vậy, những cuộc nổi dậy ở nhiều miền trên
đảo vẫn tiếp diễn cho đến năm 1904.
Như vậy, đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, châu Phi đã bị các đế
quốc phân chia như sau: Anh xâm chiếm Ai Cập, Đông Xuđan, Tây