quyết định là quần chúng nhân dân đông đảo, chủ yếu là nông dân - thành
phần chủ lực của nghĩa quân. Giai cấp công nhân mới bắt đầu xuất hiện ở
một số thành phố còn non yếu. Nói chung, khắp mọi nơi trên lục địa châu
Phi, ở đâu bọn thực dân xâm lược đặt chân đến là ở đó có những cuộc nổi
dậy chống lại.
1. Phong trào đấu tranh của nhân dân Angiêri chống thực dân
Pháp xâm lược
Từ năm 1830 đến năm 1847 các bộ lạc ở Angiêri đã nổi dậy chống
thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Ápen Kađe.
Ápen Kađe đã vận động phong trào dân tộc khởi nghĩa ở vùng Tây
miền Maxcava vào năm 1832. Dưới khẩu hiệu “bài công giáo” ông đã có
ảnh hưởng lớn trong quần chúng Hồi giáo. Tháng 6 năm 1835, ông chỉ huy
nghĩa quân Angiêri phục kích quân Pháp và thắng trận lớn ở đèo La Macla,
buộc Pháp phải ký hòa ước năm 1837. Ông lợi dụng thời gian tạm ngừng
chiến để chuẩn bị lực lượng, bí mật liên lạc với Anh và Marốc để tấn công
quân Pháp. Năm 1839 ông lãnh đạo nghĩa quân tấn công vào đồng bằng
Mitiga. Nhưng chính phủ Pháp tổ chức đàn áp Angiêri với quy mô lớn, số
quân viễn chinh lên tới 11 vạn rưỡi, với các tướng tá có kinh nghiệm quen
đánh ở các thuộc địa. Ápen Kađe phải trốn sang Marốc và trở về phản công
thắng lợi ở Xiđi Brahin. Nhưng, sau trận thắng cuối cùng này, Ápen Kađe
bị vây bắt năm 1847. Sau đó Angiêri trở thành thuộc địa của Pháp. Cuộc
kháng chiến của nhân dân Angiêri tuy thất bại nhưng có tiếng vang rất lớn
đến các thuộc địa, và tên tuổi của Ápen Kađe được các dân tộc bị áp bức
ghi nhớ sâu sắc.
2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ai Cập
Thực dân Anh cũng như Pháp đều muốn chiếm Ai Cập, nhất là sau khi
kênh đào Xuyê khánh thành năm 1869. Mặc dầu chế độ kênh là trung lập
quốc tế, Anh vẫn tìm cách mua cổ phần để tham gia việc quản lý kênh, tìm