tranh, bỏ tù tên bộ trưởng, đòi nội các từ chức, đòi tăng cường quân đội và
đòi thảo ra hiến pháp mới. Nhà vua phải đồng ý với những yêu sách của
Đảng Quốc gia và nghĩa quân. Sau hai lần thay đổi nội các, Arabi giữ chức
Bộ trưởng chiến tranh. Việc đó làm cho bọn đế quốc thực dân Anh cũng
như Pháp không yên lòng. Anh đã tổ chức cho Thổ xâm nhập vào Ai Cập,
nhưng không thành. Pháp cũng định tổ chức một cuộc kiểm soát giữa Anh
và Pháp về Ai Cập, nhưng Anh phản đối việc đó vì muốn thống trị Ai Cập
một mình. Cuối cùng Pháp không dám can thiệp, Anh còn phản đối trong
một bức công hàm gửi cho Chiuphích, đòi nội các mới từ chức, đòi đày
Arabi và đuổi các nhà lãnh đạo Đảng Quốc gia ra khỏi Cairô. Nhưng vì
cuộc nổi dậy ở Cairô cũng như ở Alêchxăngđria nên Chiuphích không dám
làm gì. Cuối cùng, ngày 11-7-1882 tư lệnh hải quân Anh ra lệnh bắn 10 giờ
liền vào Alêchxăngđria, đổ bộ 25.000 tên lính và chiếm thành phố này.
Chiuphích phản bội chạy đến Alêchxăngđria.
Lúc này, một cuộc hội nghị được triệu tập ở Cairô gồm có đại biểu
quý tộc và sĩ quan Ai Cập. Hội nghị tổ chức tự vệ chống lại sự xâm nhập
của quân viễn chinh Anh, tuyên bố phế truất Chiuphích và chỉ định Arabi
làm tổng tư lệnh quân đội, Quân đội của Arabi gồm khoảng 19.000 người
và 40.000 lính mới nhập ngũ, có nhiều đạn dược và vũ khí, trong đó có 500
đại bác. Nhưng trong việc thực hiện chiến thuật quân sự đó, đại tá tổng tư
lệnh Arabi phạm sai lầm nghiêm trọng về quân sự và chính trị là ông đã
không tăng cường lực lượng chiến đấu ở khu vực kênh đào Xuyê vì cho
rằng, thực dân Anh không thể vi phạm quy định trung lập của kênh này.
Nhưng thực dân Anh không đếm xỉa đến điều quy định về trung lập kênh
đào Xuyê mà dùng đường đó để tấn công Ai Cập. Ngày 13-9-1882 quân
Arabi bị thua. Ngày 14-9 quân viễn chinh Anh chiếm đóng kênh Xuyê,
chiếm Cairô và chiếm nhanh toàn bộ Ai Cập, đánh bại quân khởi nghĩa,
Arabi bị bắt và bị đi đày.
3. Nhân dân Đông Xuđan nổi dậy chống thực dân Anh