Đây là một sự kiện lớn trong lịch sử phong trào chống xâm lược của
nhân dân châu Phi. Cuộc nổi dậy của nhân dân Đông Xuđan năm 1885 đã
buộc bọn đế quốc xâm lược phải tạm dừng việc phân chia Đông Phi trong
một thời gian khá dài.
Trước đây, vùng Đông Xuđan thuộc Ai Cập, nhưng từ năm 1882 tách
khỏi Ai Cập. Nhân dân vùng thượng lưu sông Nin thành lập một đội quân
tôn giáo do Muhamét At mét (Muhammed Admed) biệt hiệu là Mátdi (tức
Cứu thế) chỉ huy. Mátdi là nhà truyền đạo trẻ rất quen biết ở Xuđan. Ông
kêu gọi nhân dân Xuđan đứng dậy, tổ chức cuộc “kháng chiến thần thánh”
chống bọn ngoại xâm, đòi bỏ các thứ thuế và tuyên bố quyền bình đẳng của
mọi người. Mátdi trở thành kẻ “cứu thế”, người lãnh đạo phong trào đấu
tranh của nhân dân Đông Xuđan chống đế quốc Anh. Số người tham gia
kháng chiến ngày càng đông, tuy trang bị thiếu thốn, nhưng rất kiên quyết
tiêu diệt kẻ thù. Cuộc khởi nghĩa lan nhanh khắp Xuđan vào cuối năm 1882
đầu năm 1883. Điều đặc biệt nguy hiểm cho sự thống trị của Anh là nghĩa
quân đã tràn đến các miền ở bờ biển Hồng Hải - gần con đường tiếp nối
chính giữa nước Anh và thuộc địa Anh. Nghĩa quân hạ Kháctum - thủ đô
Đông Xuđan vào tháng 1 năm 1885 và giết chết tên tướng Anh đóng giữ ở
đây. Quân Anh bị đuổi hết khỏi Đông Xuđan.
Cuộc nổi dậy của nhân dân Đông Xuđan chống thực dân Anh và
chống phong kiến Ai Cập mang tính chất một phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc. Sau chiến thắng này, miền Đông Xuđan có những biến đổi
lớn về xã hội. Chế độ bộ lạc cũ bị tiêu diệt. Các cơ quan cũ bị lật đổ và thay
vào đó là dòng quý tộc lên cầm quyền. Qua cuộc chiến đấu, các dân tộc đã
đoàn kết lại và dần dần hình thành một tổ chức quốc gia. Sau khi Mátdi
chết (6-1885), Ápđulabi (Abdullabi) cầm đầu chính phủ và nắm tất cả các
quyền bính trong tay.
Mười năm sau khi thất bại ở Kháctum, quân Anh không dám tấn công
vào Đông Xuđan. Nhưng trong thời gian đó, tình hình chính trị ở Đông Phi
đã thay đổi. Bọn đế quốc tiếp tục xâm chiếm, tung gián điệp và bành
trướng thuộc địa vào các vùng gần Đông Xuđan. Do đó, chính phủ Anh